Ngày 12/12, tại buổi tiếp Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ mong muốn hợp tác và được giúp đỡ về kinh nghiệm, kinh phí đầu tư giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội từ phía Thụy Điển.
Vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay khá nhức nhối và luôn được thành phố Hà Nội đặt lên hàng đầu để tìm giải pháp tháo gỡ. Mỗi năm, Hà Nội tăng thêm 15% lượng xe cơ giới và hiện toàn thành phố có trên 500.000 xe ôtô, 3 triệu xe máy... Mặc dù Hà Nội đã rất nỗ lực đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng nhiều tuyến đường huyết mạch, giải tỏa nhiều nút thắt giao thông như gần đây khánh thành đường cao tốc trên cao (vành đai 3), cầu vượt Láng-Lê Văn Lương... nhưng với lượng gia tăng nhanh chóng xe cộ, tình trạng ùn tắc ngày càng phức tạp.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết giải quyết ùn tắc nội đô là vấn đề nan giải không thể làm chóng vánh mà Hà Nội đang thực hiện chiến lược tầm nhìn xa. Tới đây sẽ quyết liệt đưa các khu đô thị mới, công sở, trường học ra ngoại thành. Nhưng việc đưa các đơn vị này ra ngoài một cách đơn thuần, sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề, vì sẽ tăng cường độ luân chuyển người ra vào và kết cục không thể giải quyết ùn tắc. Muốn tháo gỡ được khó khăn này, khi xây dựng Hà Nội sẽ tính đến các khu dịch vụ hỗ trợ đồng bộ liên hoàn để phục vụ cư dân.
Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ hoàn thành sớm xây dựng tàu điện ngầm, đường sắt trên cao phục vụ nhu cầu đi lại cho vùng ngoại thành, từ đó mới thu hút được đối tượng khá giả ra vùng ven sinh sống, lao động.
Ông Nguyễn Thế Thảo chia sẻ, đây là vấn đề thành phố trăn trở và đang thực hiện, nhưng khi áp dụng các mô hình mới vào thực tiễn lại gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt từ pháp luật đến cơ chế chính sách. Ví dụ, việc thu phí cao để hạn chế xe vào nội thành đã được đề cập trong dự thảo Luật Thủ đô, nhưng vấn đề này đã không được chấp thuận thông qua vì còn chưa phù hợp với Hiến pháp hiện hành... Vì vậy, hiện nay Hà Nội đang có chủ trương vận động người dân sử dụng phương tiện thân thiện hơn với môi trường, trước mắt kêu gọi các bậc phụ huynh mua xe đạp điện cho học sinh sử dụng.
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển bày tỏ phía Thuỵ Điển sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ Hà Nội tham quan, học hỏi cách quản lý về giao thông của Thủ đô Stockholm.
Bà Camilla Mellander đã nêu lên một số mô hình tiên tiến, vừa giảm ách tắc và bảo vệ môi trường cần được tham khảo nghiên cứu như có vùng chỉ quy định dành riêng cho xe đạp, cấm ôtô, xe máy, phương tiện khác và cả người đi bộ ra vào; tại các nhà ga, tàu điện có bãi gửi xe, thuê xe đạp để đi đến các nơi như làm việc, học tập; khi phương tiện cơ giới vào nội thành thì thu phí rất cao, để người dân gửi xe ở ngoài và đi bằng phương tiện công cộng...
Bà Camilla Mellander cũng chia sẻ rằng Thụy Điển tới đây sẽ quan tâm đầu tư, hợp tác và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tìm kiếm đầu tư trên lĩnh vực giao thông ở Hà Nội./.
Vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay khá nhức nhối và luôn được thành phố Hà Nội đặt lên hàng đầu để tìm giải pháp tháo gỡ. Mỗi năm, Hà Nội tăng thêm 15% lượng xe cơ giới và hiện toàn thành phố có trên 500.000 xe ôtô, 3 triệu xe máy... Mặc dù Hà Nội đã rất nỗ lực đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng nhiều tuyến đường huyết mạch, giải tỏa nhiều nút thắt giao thông như gần đây khánh thành đường cao tốc trên cao (vành đai 3), cầu vượt Láng-Lê Văn Lương... nhưng với lượng gia tăng nhanh chóng xe cộ, tình trạng ùn tắc ngày càng phức tạp.
Ông Nguyễn Thế Thảo cho biết giải quyết ùn tắc nội đô là vấn đề nan giải không thể làm chóng vánh mà Hà Nội đang thực hiện chiến lược tầm nhìn xa. Tới đây sẽ quyết liệt đưa các khu đô thị mới, công sở, trường học ra ngoại thành. Nhưng việc đưa các đơn vị này ra ngoài một cách đơn thuần, sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề, vì sẽ tăng cường độ luân chuyển người ra vào và kết cục không thể giải quyết ùn tắc. Muốn tháo gỡ được khó khăn này, khi xây dựng Hà Nội sẽ tính đến các khu dịch vụ hỗ trợ đồng bộ liên hoàn để phục vụ cư dân.
Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ hoàn thành sớm xây dựng tàu điện ngầm, đường sắt trên cao phục vụ nhu cầu đi lại cho vùng ngoại thành, từ đó mới thu hút được đối tượng khá giả ra vùng ven sinh sống, lao động.
Ông Nguyễn Thế Thảo chia sẻ, đây là vấn đề thành phố trăn trở và đang thực hiện, nhưng khi áp dụng các mô hình mới vào thực tiễn lại gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt từ pháp luật đến cơ chế chính sách. Ví dụ, việc thu phí cao để hạn chế xe vào nội thành đã được đề cập trong dự thảo Luật Thủ đô, nhưng vấn đề này đã không được chấp thuận thông qua vì còn chưa phù hợp với Hiến pháp hiện hành... Vì vậy, hiện nay Hà Nội đang có chủ trương vận động người dân sử dụng phương tiện thân thiện hơn với môi trường, trước mắt kêu gọi các bậc phụ huynh mua xe đạp điện cho học sinh sử dụng.
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển bày tỏ phía Thuỵ Điển sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ Hà Nội tham quan, học hỏi cách quản lý về giao thông của Thủ đô Stockholm.
Bà Camilla Mellander đã nêu lên một số mô hình tiên tiến, vừa giảm ách tắc và bảo vệ môi trường cần được tham khảo nghiên cứu như có vùng chỉ quy định dành riêng cho xe đạp, cấm ôtô, xe máy, phương tiện khác và cả người đi bộ ra vào; tại các nhà ga, tàu điện có bãi gửi xe, thuê xe đạp để đi đến các nơi như làm việc, học tập; khi phương tiện cơ giới vào nội thành thì thu phí rất cao, để người dân gửi xe ở ngoài và đi bằng phương tiện công cộng...
Bà Camilla Mellander cũng chia sẻ rằng Thụy Điển tới đây sẽ quan tâm đầu tư, hợp tác và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tìm kiếm đầu tư trên lĩnh vực giao thông ở Hà Nội./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)