Ngày 29/1 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tổng kết Dự án "Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam-giai đoạn 2 (2004-2009)" do Chính phủ Thụy Điển hỗ trợ.
Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam và đại diện các cơ quan báo chí trong cả nước.
Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Giám đốc dự án cho biết, sau 5 năm thực hiện dự án, gần 3.000 lượt nhà báo Việt Nam ở Trung ương và địa phương đã được bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí nâng cao thông qua 37 khóa đào tạo ngắn hạn về các kỹ năng nghiệp vụ phóng viên, 20 chương trình đào tạo tại chỗ cho cơ quan báo chí, 12 khóa quản lý báo chí, 8 khóa đào tạo giảng viên, trợ giảng và nhiều chuyến công tác khảo sát thực tế trong và ngoài nước...
Các khóa học này đã tạo cơ hội cho phóng viên, biên tập viên tiếp cận các kỹ năng viết báo, ảnh báo chí, thiết kế/trình bày báo... theo phương pháp làm báo hiện đại. Các cơ quan báo chí được tiếp cận với phương pháp mới trong việc điều hành công tác quản lý và tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận của tòa soạn báo.
Bên cạnh đó, dự án còn tổ chức các hội thảo tư vấn, triển lãm và chương trình truyền hình trực tiếp về các vấn đề nóng của xã hội. 7 cuốn cẩm nang nghiệp vụ báo chí và 1 cuốn sách ảnh "Suối Giàng-chân dung một ngôi làng Việt" cũng đã được xuất bản trong quá trình thực hiện dự án.
Hiệp định riêng về hỗ trợ trong lĩnh vực thông tin thông qua Dự án "Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam-giai đoạn 2" đã được hai Chính phủ Việt Nam và Thụy Điển ký kết từ ngày 8/10/2004.
Qua đây, Chính phủ Thụy Điển đã hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nâng cao báo chí cả về phương diện kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản lý điều hành cơ quan báo chí trong thời đại mới./.
Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam và đại diện các cơ quan báo chí trong cả nước.
Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Giám đốc dự án cho biết, sau 5 năm thực hiện dự án, gần 3.000 lượt nhà báo Việt Nam ở Trung ương và địa phương đã được bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí nâng cao thông qua 37 khóa đào tạo ngắn hạn về các kỹ năng nghiệp vụ phóng viên, 20 chương trình đào tạo tại chỗ cho cơ quan báo chí, 12 khóa quản lý báo chí, 8 khóa đào tạo giảng viên, trợ giảng và nhiều chuyến công tác khảo sát thực tế trong và ngoài nước...
Các khóa học này đã tạo cơ hội cho phóng viên, biên tập viên tiếp cận các kỹ năng viết báo, ảnh báo chí, thiết kế/trình bày báo... theo phương pháp làm báo hiện đại. Các cơ quan báo chí được tiếp cận với phương pháp mới trong việc điều hành công tác quản lý và tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận của tòa soạn báo.
Bên cạnh đó, dự án còn tổ chức các hội thảo tư vấn, triển lãm và chương trình truyền hình trực tiếp về các vấn đề nóng của xã hội. 7 cuốn cẩm nang nghiệp vụ báo chí và 1 cuốn sách ảnh "Suối Giàng-chân dung một ngôi làng Việt" cũng đã được xuất bản trong quá trình thực hiện dự án.
Hiệp định riêng về hỗ trợ trong lĩnh vực thông tin thông qua Dự án "Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam-giai đoạn 2" đã được hai Chính phủ Việt Nam và Thụy Điển ký kết từ ngày 8/10/2004.
Qua đây, Chính phủ Thụy Điển đã hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nâng cao báo chí cả về phương diện kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản lý điều hành cơ quan báo chí trong thời đại mới./.
Việt Hà (Vietnam+)