Ngày 2/4, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã tổ chức khóa tập huấn về chống bạo lực gia đình cho các nhân viên của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA).
Chương trình tập huấn “Phối hợp với nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình” diễn ra đến hết ngày 6/4, trong khuôn khổ dự án khuyến khích sự tham gia của nam giới vào phòng chống bạo lực gia đình, do Thụy Điển tài trợ cho Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc khóa tập huấn, bà Elsa Hastad, Phó ban Hợp tác Phát triển kiêm điều phối viên về dân chủ và nhân quyền thuộc Đại sứ quán Thụy Điển đánh giá Việt Nam đã xây dựng được khuôn khổ luật pháp trong lĩnh vực này, với việc thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình tháng 11/2007.
Tuy nhiên, bà Hastad nhấn mạnh chỉ có luật pháp thôi chưa đủ. Vấn đề bạo lực gia đình chỉ có thể được giải quyết tận gốc nếu có sự phối hợp của nhiều ngành, từ lập pháp tới hành pháp.
Thêm vào đó, việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cả trẻ em thông qua việc lồng ghép giới vào các chương trình đào tạo ngay từ nhà trẻ hoặc tiểu học là cần thiết.
Nằm trong chương trình hỗ trợ phòng, chống bạo lực của Thụy Điển cho Việt Nam, khóa tập huấn sử dụng cách tiếp cận mới để kêu gọi sự tham gia của nam giới. Nếu như cách tiếp cận truyền thống luôn coi phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành và nam giới là kẻ gây “tội ác,” thì hai giảng viên người Thụy Điển phụ trách khóa học này cho rằng nam giới, đặc biệt là những người sử dụng bạo lực gia đình “cần được giúp đỡ.”
Vidar Vetterfalk, nhà tâm lý học thuộc tổ chức phi chính phủ “Nam giới vì bình quyền” của Thụy Điển, cho rằng khi có xung đột trong gia đình, người đàn ông thường sợ hãi vì mọi thứ vượt qua khả năng kiểm soát của họ.
Vì thế, họ cần được giúp đỡ để vượt qua nỗi sợ hãi đó, thông qua giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm và những vấn đề của mình với người khác thay vì sử dụng vũ lực.
“Không ai muốn mình là người bạo lực. Nhưng nam giới thường bị rơi vào một cái bẫy của sự rập khuôn và của những kỳ vọng về cung cách hành xử của họ," bà Hastad nói.
Giảng viên Vidar Vetterfalk cho biết kinh nghiệm thực tế cho thấy nam giới, kể cả ở các nước phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng phần nào từ quan niệm thâm căn cố đế về giá trị của bản thân so với phụ nữ, và từ đó hình thành những kiểu thái độ đặc trưng như thói gia trưởng.
Vì thế, ông nói, khóa tập huấn mong muốn mang đến phương pháp thay đổi quan niệm về giá trị và thái độ của nam giới, thông qua thảo luận và đối thoại cũng như trao đổi kinh nghiệm thực tế để cùng người học rút ra phương pháp thích hợp cho bối cảnh của Việt Nam.
Với mục tiêu này, trong bốn ngày tới, khóa học sẽ tập trung vào phương pháp thu hút sự tham gia của nam giới vào hoạt động tăng cường bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cũng như các phương pháp trị liệu cho những nam giới gây ra bạo lực./.
Chương trình tập huấn “Phối hợp với nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình” diễn ra đến hết ngày 6/4, trong khuôn khổ dự án khuyến khích sự tham gia của nam giới vào phòng chống bạo lực gia đình, do Thụy Điển tài trợ cho Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc khóa tập huấn, bà Elsa Hastad, Phó ban Hợp tác Phát triển kiêm điều phối viên về dân chủ và nhân quyền thuộc Đại sứ quán Thụy Điển đánh giá Việt Nam đã xây dựng được khuôn khổ luật pháp trong lĩnh vực này, với việc thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình tháng 11/2007.
Tuy nhiên, bà Hastad nhấn mạnh chỉ có luật pháp thôi chưa đủ. Vấn đề bạo lực gia đình chỉ có thể được giải quyết tận gốc nếu có sự phối hợp của nhiều ngành, từ lập pháp tới hành pháp.
Thêm vào đó, việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cả trẻ em thông qua việc lồng ghép giới vào các chương trình đào tạo ngay từ nhà trẻ hoặc tiểu học là cần thiết.
Nằm trong chương trình hỗ trợ phòng, chống bạo lực của Thụy Điển cho Việt Nam, khóa tập huấn sử dụng cách tiếp cận mới để kêu gọi sự tham gia của nam giới. Nếu như cách tiếp cận truyền thống luôn coi phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành và nam giới là kẻ gây “tội ác,” thì hai giảng viên người Thụy Điển phụ trách khóa học này cho rằng nam giới, đặc biệt là những người sử dụng bạo lực gia đình “cần được giúp đỡ.”
Vidar Vetterfalk, nhà tâm lý học thuộc tổ chức phi chính phủ “Nam giới vì bình quyền” của Thụy Điển, cho rằng khi có xung đột trong gia đình, người đàn ông thường sợ hãi vì mọi thứ vượt qua khả năng kiểm soát của họ.
Vì thế, họ cần được giúp đỡ để vượt qua nỗi sợ hãi đó, thông qua giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm và những vấn đề của mình với người khác thay vì sử dụng vũ lực.
“Không ai muốn mình là người bạo lực. Nhưng nam giới thường bị rơi vào một cái bẫy của sự rập khuôn và của những kỳ vọng về cung cách hành xử của họ," bà Hastad nói.
Giảng viên Vidar Vetterfalk cho biết kinh nghiệm thực tế cho thấy nam giới, kể cả ở các nước phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng phần nào từ quan niệm thâm căn cố đế về giá trị của bản thân so với phụ nữ, và từ đó hình thành những kiểu thái độ đặc trưng như thói gia trưởng.
Vì thế, ông nói, khóa tập huấn mong muốn mang đến phương pháp thay đổi quan niệm về giá trị và thái độ của nam giới, thông qua thảo luận và đối thoại cũng như trao đổi kinh nghiệm thực tế để cùng người học rút ra phương pháp thích hợp cho bối cảnh của Việt Nam.
Với mục tiêu này, trong bốn ngày tới, khóa học sẽ tập trung vào phương pháp thu hút sự tham gia của nam giới vào hoạt động tăng cường bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cũng như các phương pháp trị liệu cho những nam giới gây ra bạo lực./.
Hồng Nhung (Vietnam+)