Kế hoạch sáp nhập giữa Tập đoàn sản xuất vũ khí của Anh, BAE Systems, và Tập đoàn Hàng không vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS) đang có nguy cơ bị đổ vỡ do bất đồng giữa Chính phủ Anh và Chính phủ Pháp trong việc nắm giữ cổ phần của tập đoàn sau khi hợp nhất.
Tạp chí Spiegel của Đức dẫn các nguồn tin của chính phủ cho biết trong khi Anh muốn ngăn chặn bằng mọi giá để không nước nào được sở hữu hơn 10% cổ phần của tập đoàn sau khi sáp nhập thì Pháp lại cho rằng nước này cần phải nắm nhiều hơn thế đồng thời đòi được lựa chọn mua thêm cổ phiếu trong tương lai.
Việc sáp nhập hai tập đoàn này cần phải được cả ba chính phủ Anh, Pháp và Đức thông qua bởi Chính phủ Anh có cổ phần ở BAE Systems, trong khi Chính phủ Pháp và Đức cũng đang nắm cổ phần ở EADS.
[Châu Âu chưa thỏa thuận nhập EADS, BAE Systems]
Tuy nhiên, EADS đã lên tiếng phủ nhận thông tin nguy cơ đổ vỡ của thương vụ với trị giá lên tới 35 tỷ Euro (khoảng 60 tỷ USD).
Một phát ngôn viên của EADS cho biết: "Chúng tôi đã được chính phủ cả nước liên quan thông báo về tình hình các cuộc thảo luận và không có thông tin gì cho rằng kế hoạch bị đổ vỡ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thương lượng cho đến thời hạn chót là ngày 10/10 do Chính phủ Anh đưa ra."
Trong khi đó, BAE Systems cũng khẳng định: "Nếu như thỏa thuận bị đổ bể, BAE Systems sẽ đưa ra thông cáo."
Theo tờ "Thời báo Tài chính" (Anh), hơn 40 nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ đã cùng ký vào một bức thư gửi tới Thủ tướng David Cameron yêu cầu Chính phủ nước này "cảnh giác" với việc nắm giữ cổ phiếu của Pháp và Đức.
Nếu như việc hợp nhất thành công, tập đoàn EADS-BAE có đủ khả năng cạnh tranh ngang ngửa với "người khổng lồ" Boeing của Mỹ, với tổng số vốn lên tới 45 tỷ Euro và doanh số của cả hai hãng có thể vượt 72 tỷ ơrô (tính theo thời điểm 2011) với 220.000 người ăn lương trên toàn thế giới, trong khi hãng Boeing chỉ đạt 49 tỷ Euro./.
Tạp chí Spiegel của Đức dẫn các nguồn tin của chính phủ cho biết trong khi Anh muốn ngăn chặn bằng mọi giá để không nước nào được sở hữu hơn 10% cổ phần của tập đoàn sau khi sáp nhập thì Pháp lại cho rằng nước này cần phải nắm nhiều hơn thế đồng thời đòi được lựa chọn mua thêm cổ phiếu trong tương lai.
Việc sáp nhập hai tập đoàn này cần phải được cả ba chính phủ Anh, Pháp và Đức thông qua bởi Chính phủ Anh có cổ phần ở BAE Systems, trong khi Chính phủ Pháp và Đức cũng đang nắm cổ phần ở EADS.
[Châu Âu chưa thỏa thuận nhập EADS, BAE Systems]
Tuy nhiên, EADS đã lên tiếng phủ nhận thông tin nguy cơ đổ vỡ của thương vụ với trị giá lên tới 35 tỷ Euro (khoảng 60 tỷ USD).
Một phát ngôn viên của EADS cho biết: "Chúng tôi đã được chính phủ cả nước liên quan thông báo về tình hình các cuộc thảo luận và không có thông tin gì cho rằng kế hoạch bị đổ vỡ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thương lượng cho đến thời hạn chót là ngày 10/10 do Chính phủ Anh đưa ra."
Trong khi đó, BAE Systems cũng khẳng định: "Nếu như thỏa thuận bị đổ bể, BAE Systems sẽ đưa ra thông cáo."
Theo tờ "Thời báo Tài chính" (Anh), hơn 40 nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ đã cùng ký vào một bức thư gửi tới Thủ tướng David Cameron yêu cầu Chính phủ nước này "cảnh giác" với việc nắm giữ cổ phiếu của Pháp và Đức.
Nếu như việc hợp nhất thành công, tập đoàn EADS-BAE có đủ khả năng cạnh tranh ngang ngửa với "người khổng lồ" Boeing của Mỹ, với tổng số vốn lên tới 45 tỷ Euro và doanh số của cả hai hãng có thể vượt 72 tỷ ơrô (tính theo thời điểm 2011) với 220.000 người ăn lương trên toàn thế giới, trong khi hãng Boeing chỉ đạt 49 tỷ Euro./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)