Chiều 13/9, tiếp tục phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Năm vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau bao gồm: Quy định về các thành phần kinh tế, sở hữu đất đai, thu hồi đất, mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng Hiến pháp... đã được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Đa số các ý kiến trong Thường vụ Quốc hội tán thành phương án quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, phương án quy định khái quát, không nêu cụ thể vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ có tầm bao trùm và khái quát cao hơn. Nền kinh tế Việt Nam đang có quá trình chuyển dịch, các thành phần kinh tế đan xen với nhau, nên phải theo định hướng.
Vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương, hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau. Các ý kiến đồng tình với việc kế thừa quy định hiến pháp hiện hành về đơn vị hành chính lãnh thổ trên cơ sở giữ nguyên Điều 118 của Hiến pháp hiện nay , đồng thời khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Song cũng có ý kiến băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, việc không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường.
Về vấn đề sở hữu đất đai, Thường vụ Quốc hội đề nghị phải thận trọng, thể hiện rõ hơn Điều 54 quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt được pháp luật bảo hộ. Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc quy định thu hồi đất vì lợi ích quốc phòng an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích phát triển kinh tế, với lập luận đất đai là nguồn lực quan trọng cần được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước , việc thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết.
Trong giai đoạn Việt Nam đang chuyển từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp thì phải có đất đai để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, nếu không quy định rõ thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội sẽ rất khó cho việc thực hiện sau này. Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung quy định việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về việc thành lập Hội đồng Hiến pháp./.
Năm vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau bao gồm: Quy định về các thành phần kinh tế, sở hữu đất đai, thu hồi đất, mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng Hiến pháp... đã được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Đa số các ý kiến trong Thường vụ Quốc hội tán thành phương án quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, phương án quy định khái quát, không nêu cụ thể vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ có tầm bao trùm và khái quát cao hơn. Nền kinh tế Việt Nam đang có quá trình chuyển dịch, các thành phần kinh tế đan xen với nhau, nên phải theo định hướng.
Vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương, hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau. Các ý kiến đồng tình với việc kế thừa quy định hiến pháp hiện hành về đơn vị hành chính lãnh thổ trên cơ sở giữ nguyên Điều 118 của Hiến pháp hiện nay , đồng thời khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Song cũng có ý kiến băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, việc không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường.
Về vấn đề sở hữu đất đai, Thường vụ Quốc hội đề nghị phải thận trọng, thể hiện rõ hơn Điều 54 quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt được pháp luật bảo hộ. Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc quy định thu hồi đất vì lợi ích quốc phòng an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích phát triển kinh tế, với lập luận đất đai là nguồn lực quan trọng cần được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước , việc thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết.
Trong giai đoạn Việt Nam đang chuyển từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp thì phải có đất đai để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, nếu không quy định rõ thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội sẽ rất khó cho việc thực hiện sau này. Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung quy định việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về việc thành lập Hội đồng Hiến pháp./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)