Sau các cuộc tranh cãi suốt tuần qua tại Thượng viện Mỹ về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới, các thượng nghị sỹ hàng đầu của Đảng Dân chủ khẳng định bất chấp sự phản đối của phe Cộng hòa, họ sẽ hội đủ số phiếu cần thiết để văn kiện này được thông qua trước khi thế giới bước sang năm mới 2011.
Tuyên bố ngày 19/12, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, thượng nghị sỹ Dân chủ Harry Reid bày tỏ mong muốn START mới sẽ được thông qua trong cuộc bỏ phiếu ngày 23/12 tới.
Trong khi đó, phát biểu trên một chương trình của CNN cùng ngày, thượng nghị sỹ Cộng hòa Mitch MConnell, lãnh đạo phe thiểu tại viện quốc hội này của Mỹ, tuyên bố không ủng hộ văn kiện trên vì có nhiều điều khoản không thỏa đáng.
Nhân vật số hai của Cộng hòa tại Thượng viện, thượng nghị sỹ John Kyl cũng cho rằng START mới cần phải điều chỉnh.
Phát biểu này của lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện đã vấp phải sự chỉ trích của người Dân chủ.
Ông Reid tỏ ý ngạc nhiên và thất vọng về thái độ phản kháng cố chấp của ông MConnell đối với START mới, văn kiện được các chính khách có ảnh hưởng của Cộng hòa như cựu Tổng thống George W.Bush, cựu Ngoại trưởng Colin Powell và Condoleezza Rice ủng hộ.
Thượng nghị sỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ, đánh giá quyết định quay lưng với START mới của ông Mitch MConnell là "đáng thất vọng," đặc biệt khi các chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại và an ninh của Cộng hòa đều hưởng ứng văn kiện này.
Để được thông qua tại Thượng viện Mỹ, START mới phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 2/3 nghị sỹ, tương đương 67/100 phiếu.
Các thượng nghị sỹ Dân chủ đang nỗ lực để Thượng viện phê chuẩn văn kiện trên trong năm nay trước khi Quốc hội khóa mới bắt đầu hoạt động từ tháng Giêng năm sau để tận dụng ưu thế kiểm soát 58/100 ghế tại Thượng viện khóa cũ. Sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11 vừa qua, Cộng hòa đã thu hẹp cách biệt với Dân chủ tại Thượng viện với tỷ lệ ghế là 47-53.
START mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc hồi tháng 4/2010, hạn chế số đầu đạn tối đa mỗi nước triển khai là 1.550, giảm khoảng 30% so với mức giới hạn vào năm 2002.
Hiệp ước này chính thức có hiệu lực khi được Quốc hội hai nước phê chuẩn./.
Tuyên bố ngày 19/12, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, thượng nghị sỹ Dân chủ Harry Reid bày tỏ mong muốn START mới sẽ được thông qua trong cuộc bỏ phiếu ngày 23/12 tới.
Trong khi đó, phát biểu trên một chương trình của CNN cùng ngày, thượng nghị sỹ Cộng hòa Mitch MConnell, lãnh đạo phe thiểu tại viện quốc hội này của Mỹ, tuyên bố không ủng hộ văn kiện trên vì có nhiều điều khoản không thỏa đáng.
Nhân vật số hai của Cộng hòa tại Thượng viện, thượng nghị sỹ John Kyl cũng cho rằng START mới cần phải điều chỉnh.
Phát biểu này của lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện đã vấp phải sự chỉ trích của người Dân chủ.
Ông Reid tỏ ý ngạc nhiên và thất vọng về thái độ phản kháng cố chấp của ông MConnell đối với START mới, văn kiện được các chính khách có ảnh hưởng của Cộng hòa như cựu Tổng thống George W.Bush, cựu Ngoại trưởng Colin Powell và Condoleezza Rice ủng hộ.
Thượng nghị sỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ, đánh giá quyết định quay lưng với START mới của ông Mitch MConnell là "đáng thất vọng," đặc biệt khi các chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại và an ninh của Cộng hòa đều hưởng ứng văn kiện này.
Để được thông qua tại Thượng viện Mỹ, START mới phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 2/3 nghị sỹ, tương đương 67/100 phiếu.
Các thượng nghị sỹ Dân chủ đang nỗ lực để Thượng viện phê chuẩn văn kiện trên trong năm nay trước khi Quốc hội khóa mới bắt đầu hoạt động từ tháng Giêng năm sau để tận dụng ưu thế kiểm soát 58/100 ghế tại Thượng viện khóa cũ. Sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11 vừa qua, Cộng hòa đã thu hẹp cách biệt với Dân chủ tại Thượng viện với tỷ lệ ghế là 47-53.
START mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc hồi tháng 4/2010, hạn chế số đầu đạn tối đa mỗi nước triển khai là 1.550, giảm khoảng 30% so với mức giới hạn vào năm 2002.
Hiệp ước này chính thức có hiệu lực khi được Quốc hội hai nước phê chuẩn./.
(TTXVN/Vietnam+)