Với 37 phiếu thuận, 59 phiếu chống và 4 phiếu trắng, Thượng viện Mỹ ngày 18/12 đã bác bỏ việc sửa đổi phần tựa đề của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới, như đề xuất do Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain đưa ra.
Mặc dù ngôn từ trong phần tựa của START mới không mang tính ràng buộc về pháp lý, nhưng do đây là kết quả đàm phán giữa Nga và Mỹ, nên nếu đề xuất sửa đổi trên được thông qua, Mỹ và Nga sẽ buộc phải thương lượng lại vấn đề này. Phần tựa đề trên đề cập tới mối quan hệ qua lại giữa vũ khí tấn công chiến lược và vũ khí phòng thủ chiến lược.
Các nghị sỹ Cộng hòa cho rằng, phần tựa đề như trong bản hiệp ước sẽ hạn chế những nỗ lực của Mỹ trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.
Mặc dù trước đó, trong bức thư gửi lãnh đạo phe thiểu số Mitch McConnell và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết rằng "START mới không giới hạn sự phát triển và triển khai chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ."
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng khẳng định: "Chừng nào tôi còn là Tổng thống và chừng nào Quốc hội Mỹ còn cung cấp ngân sách cần thiết thì Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả để bảo vệ nước Mỹ, bảo vệ đồng minh và các đối tác của Mỹ."
Tổng thống Mỹ còn cảnh báo các thượng nghị sỹ nước này rằng việc không phê chuẩn được START mới với Nga ngay trong năm nay có thể làm thụt lùi mối quan hệ với Mátxcơva.
START mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc hồi tháng Tư, hạn chế số đầu đạn tối đa mỗi nước triển khai là 1.550, giảm khoảng 30% so với mức giới hạn vào năm 2002. Hiệp ước này cần được quốc hội Nga và Mỹ phê chuẩn để chính thức có hiệu lực./.
Mặc dù ngôn từ trong phần tựa của START mới không mang tính ràng buộc về pháp lý, nhưng do đây là kết quả đàm phán giữa Nga và Mỹ, nên nếu đề xuất sửa đổi trên được thông qua, Mỹ và Nga sẽ buộc phải thương lượng lại vấn đề này. Phần tựa đề trên đề cập tới mối quan hệ qua lại giữa vũ khí tấn công chiến lược và vũ khí phòng thủ chiến lược.
Các nghị sỹ Cộng hòa cho rằng, phần tựa đề như trong bản hiệp ước sẽ hạn chế những nỗ lực của Mỹ trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.
Mặc dù trước đó, trong bức thư gửi lãnh đạo phe thiểu số Mitch McConnell và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết rằng "START mới không giới hạn sự phát triển và triển khai chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ."
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng khẳng định: "Chừng nào tôi còn là Tổng thống và chừng nào Quốc hội Mỹ còn cung cấp ngân sách cần thiết thì Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả để bảo vệ nước Mỹ, bảo vệ đồng minh và các đối tác của Mỹ."
Tổng thống Mỹ còn cảnh báo các thượng nghị sỹ nước này rằng việc không phê chuẩn được START mới với Nga ngay trong năm nay có thể làm thụt lùi mối quan hệ với Mátxcơva.
START mới, được Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ký tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc hồi tháng Tư, hạn chế số đầu đạn tối đa mỗi nước triển khai là 1.550, giảm khoảng 30% so với mức giới hạn vào năm 2002. Hiệp ước này cần được quốc hội Nga và Mỹ phê chuẩn để chính thức có hiệu lực./.
(TTXVN/Vietnam+)