Ngày 14/12, Thượng viện Anh đã thông qua đề xuất của Chính phủ nước này về tăng học phí đối với sinh viên đại học.
Với động thái tương tự trong tuần trước tại Hạ viện Anh, quyết định về tăng học phí đại học sẽ có hiệu lực từ năm 2012. Theo đó, các trường đại học ở Anh được phép tăng học phí từ 3.200 bảng (tương đương 5.047 USD) hiện nay lên 6.000 bảng và có trường tới 9.000 bảng/năm.
Đề xuất tăng học phí đại học nằm trong kế hoạch chung của London nhằm giảm 19% chi tiêu của chính phủ trong bốn năm tới.
Việc hai viện Quốc hội Anh thông qua quyết định này cho thấy Chính phủ liên hiệp Bảo thủ-Tự do Dân chủ đã vượt qua thách thức lớn nhất từ khi ra đời tháng Năm vừa qua, do quyết định tăng học phí đại học vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều thành viên trong đảng Tự do Dân chủ và trong giới sinh viên.
Cùng ngày, Văn phòng kiểm toán quốc gia (NAO) của Anh cho biết chi phí bảo lãnh cho các ngân hàng nước này đã giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, song vẫn ở mức cao.
Chi phí bảo lãnh ngân hàng tính đến đầu tháng 12 vào khoảng 512 tỷ bảng Anh (808 tỷ USD), giảm gần một nửa so với mức 955 tỷ bảng lúc đỉnh điểm khủng hoảng.
Tuy nhiên, số tiền chính phủ vay mượn để hỗ trợ các ngân hàng đã tăng 7 tỷ lên 124 tỷ bảng trong vòng một năm qua. Bộ Tài chính Anh sẽ phải mất vài năm để thanh toán hết khoản nợ này.
NAO cho biết chi phí bảo lãnh ngân hàng giảm mạnh sau khi chính phủ kết thúc một số chương trình hỗ trợ ngân hàng, hạ lãi suất tiền gửi và thanh toán xong một số khoản nợ ngân hàng.
NAO không thể dự đoán liệu chính phủ có thu lại được lượng tiền đã bỏ ra để quốc hữu hóa ngân hàng Northern Rocd, cứu trợ ngân hàng Royal Bank of Scotland và tập đoàn Lloyds Banking Group hay không do giá cổ phiếu của các thể chế tài chính này hiện đang rất biến động.
Cũng trong ngày 14/12, Chính phủ Anh thông báo sẽ đóng cửa Trung tâm Dịch vụ Pháp y thuộc sở hữu nhà nước và 157 tòa án nhỏ ở các địa phương trong nỗ lực cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
Chính phủ hy vọng sẽ thu về 38,5 triệu bảng (61 triệu USD) thông qua việc bán tài sản của các tòa án này và tiết kiệm thêm nhiều triệu bảng nữa do không phải cấp chi phí điều hành.
Người đứng đầu Cơ quan phòng chống tội phạm James Brockenshire cho biết, Trung tâm Dịch vụ Pháp y thua lỗ 2 triệu bảng/tháng do phải cạnh tranh với các trung tâm dịch vụ tương tự của tư nhân.
Trung tâm Dịch vụ Pháp y đóng trụ sở tại thành phố Birmingham, nổi tiếng vì đã tham gia giải quyết một số vụ án hình sự nghiêm trọng nhất ở Anh, bao gồm vụ xét xử kẻ giết người hàng loạt ở England năm 2006./.
Với động thái tương tự trong tuần trước tại Hạ viện Anh, quyết định về tăng học phí đại học sẽ có hiệu lực từ năm 2012. Theo đó, các trường đại học ở Anh được phép tăng học phí từ 3.200 bảng (tương đương 5.047 USD) hiện nay lên 6.000 bảng và có trường tới 9.000 bảng/năm.
Đề xuất tăng học phí đại học nằm trong kế hoạch chung của London nhằm giảm 19% chi tiêu của chính phủ trong bốn năm tới.
Việc hai viện Quốc hội Anh thông qua quyết định này cho thấy Chính phủ liên hiệp Bảo thủ-Tự do Dân chủ đã vượt qua thách thức lớn nhất từ khi ra đời tháng Năm vừa qua, do quyết định tăng học phí đại học vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều thành viên trong đảng Tự do Dân chủ và trong giới sinh viên.
Cùng ngày, Văn phòng kiểm toán quốc gia (NAO) của Anh cho biết chi phí bảo lãnh cho các ngân hàng nước này đã giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, song vẫn ở mức cao.
Chi phí bảo lãnh ngân hàng tính đến đầu tháng 12 vào khoảng 512 tỷ bảng Anh (808 tỷ USD), giảm gần một nửa so với mức 955 tỷ bảng lúc đỉnh điểm khủng hoảng.
Tuy nhiên, số tiền chính phủ vay mượn để hỗ trợ các ngân hàng đã tăng 7 tỷ lên 124 tỷ bảng trong vòng một năm qua. Bộ Tài chính Anh sẽ phải mất vài năm để thanh toán hết khoản nợ này.
NAO cho biết chi phí bảo lãnh ngân hàng giảm mạnh sau khi chính phủ kết thúc một số chương trình hỗ trợ ngân hàng, hạ lãi suất tiền gửi và thanh toán xong một số khoản nợ ngân hàng.
NAO không thể dự đoán liệu chính phủ có thu lại được lượng tiền đã bỏ ra để quốc hữu hóa ngân hàng Northern Rocd, cứu trợ ngân hàng Royal Bank of Scotland và tập đoàn Lloyds Banking Group hay không do giá cổ phiếu của các thể chế tài chính này hiện đang rất biến động.
Cũng trong ngày 14/12, Chính phủ Anh thông báo sẽ đóng cửa Trung tâm Dịch vụ Pháp y thuộc sở hữu nhà nước và 157 tòa án nhỏ ở các địa phương trong nỗ lực cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
Chính phủ hy vọng sẽ thu về 38,5 triệu bảng (61 triệu USD) thông qua việc bán tài sản của các tòa án này và tiết kiệm thêm nhiều triệu bảng nữa do không phải cấp chi phí điều hành.
Người đứng đầu Cơ quan phòng chống tội phạm James Brockenshire cho biết, Trung tâm Dịch vụ Pháp y thua lỗ 2 triệu bảng/tháng do phải cạnh tranh với các trung tâm dịch vụ tương tự của tư nhân.
Trung tâm Dịch vụ Pháp y đóng trụ sở tại thành phố Birmingham, nổi tiếng vì đã tham gia giải quyết một số vụ án hình sự nghiêm trọng nhất ở Anh, bao gồm vụ xét xử kẻ giết người hàng loạt ở England năm 2006./.
(TTXVN/Vietnam+)