Nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga đã có cuộc phỏng vấn Thượng tướng, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học quân sự Anatoly Ivanovich Khiupenen, nguyên Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ (từ tháng 12/1972 đến tháng 1/1975), Chủ tịch Hội cựu chiến binh phòng không Nga, Ủy viên Ban điều hành Hội hữu nghị Nga-Việt.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Sắp tới, Việt Nam sẽ kỷ niệm trọng thể 35 năm Chiến thắng 30/4 lịch sử. Là người tham gia và chứng kiến nhiều sự kiện trong cuộc chiến tranh Việt Nam, xin ông cho biết những ấn tượng sâu sắc nhất của mình về đất nước, con người cũng như Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian chiến tranh?
Tướng Khiupenen: Ngày 14/12/1972, tôi cùng vợ đến Việt Nam công tác. Tôi được biên chế vào một Trung đoàn tên lửa, giúp bộ đội phòng không-tên lửa Việt Nam chiến đấu đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam.
Và chỉ 4 ngày sau khi chúng tôi đặt chân tới Hà Nội, không quân Mỹ bắt đầu chiến dịch tấn công quy mô lớn bằng máy bay chiến lược B-52 vào Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất Việt Nam và một số thành phố lớn khác thuộc khu vực miền Bắc.
Tôi đã được chứng kiến 12 ngày đêm máy bay của Mỹ bắn phá ác liệt những nhà máy, xí nghiệp, các khu dân cư ở Hà Nội (từ 18 đến 30/12/1972) và sự đánh trả kiên cường của lực lượng phòng không và không quân Việt Nam đối với những đợt tập kích của không quân Mỹ.
Mục tiêu của chiến dịch tấn công quy mô lớn này của Mỹ chính là nhằm giành lợi thế trên bàn đàm phán, buộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở những điều kiện có lợi cho phía Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ đã không đạt được điều đó. Cần phải nói rằng, vào năm 1968, đã có khoảng 520.000 lính Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam. Trước khi ký Hiệp định Paris năm 1973, miền Nam Việt Nam đã bị lính Mỹ chiếm đóng hoàn toàn. Lúc này, phong trào cách mạng ở đây phát triển hết sức mạnh mẽ, sâu rộng.
Hơn nữa, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam nói chung và lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng khi đó đã được chuẩn bị và đào tạo tốt để chiến đấu. Họ nắm vững cách điều khiển và sử dụng các thiết bị quân sự của Liên Xô như hệ thống phòng không C75, thiết bị rađa, máy bay Mig-21…
Các chuyên gia Việt Nam không chỉ nắm vững kỹ thuật, tính năng của những trang thiết bị quân sự, mà họ còn chiến đấu một cách gan dạ, dũng cảm.
- Với sự giúp đỡ vô tư, có hiệu quả của Liên Xô trước đây, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi hết sức quan trọng, quyết định trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ông đánh giá thế nào về chiến thắng lịch sử này?
Tướng Khiupenen: Chiến thắng của các bạn là nhờ sự chiến đấu anh dũng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam, của lực lượng dân quân tự vệ. Đó còn là nhờ tình yêu Tổ quốc. Ngoài ra, các bạn có những phi công tài giỏi, nói thật là xuất sắc hơn phi công Mỹ. Như phi công Phạm Tuân, đã bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ, và sau này là nhà du hành vũ trụ.
Tôi còn nhớ, trong một trận không chiến, phi công Việt Nam hạ được 7 máy bay của Mỹ, trong khi chỉ để mất 3 máy bay. Các bạn đã thắng trong các trận chiến trên không. Cha ông các bạn đã chiến đấu như vậy.
Lãnh thổ Việt Nam có thể bị xâm chiếm, nhưng nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục. Lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam cho thấy những kẻ xâm lược cuối cùng đều phải rút chạy khỏi Việt Nam.
Đối với chúng tôi, Liên Xô đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với nhân dân Việt Nam anh em. Chúng tôi thường nói với nhau, chúng tôi đã làm việc một cách trung thực.
Trong lịch sử của mình, nước Nga cũng đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, chẳng hạn như cuộc chiến chống đế chế Tartar (Mông Cổ), chống đội quân xâm lược của Napoleon (Pháp)…, rồi Chiến tranh Thế giới thứ Hai, những ngày khói lửa ở Leningrad, chúng tôi hiểu rất rõ về chiến tranh và cái giá của việc giành được độc lập.
Chúng tôi có những suy nghĩ như vậy về chiến tranh Việt Nam và không có quan điểm nào khác. Cuộc kháng chiến chống Mỹ lần này là cuộc kháng chiến lần thứ hai, cuộc kháng chiến lần thứ nhất là chống thực dân Pháp từ năm 1945. Các bạn đều chiến thắng. Hãy gìn giữ truyền thống của mình.
Các bạn là một dân tộc kiên cường. Chúng tôi luôn ở bên các bạn. Tình hữu nghị được sinh ra trong chiến đấu là tình cảm bền chặt nhất, không gì hơn được. Chiến thắng của các bạn là chiến thắng chung, chiến thắng của tình hữu nghị Việt Nam-Liên Xô. Chúng ta là những người anh em.
Tôi muốn nói thêm là Việt Nam có nền văn hóa lâu đời. Các bạn có những nguồn lực rất to lớn, phong phú cả ở miền Bắc, cả ở miền Nam: Có tình yêu, có than, có caosu, có gạo, có tất cả. Việt Nam hiện nay là một đất nước với vị thế mới ở khu vực Đông Nam Á.
- Thưa ông, ông có thể nói đôi lời về sự hợp tác giữa quân đội hai nước hiện nay không?
Tướng Khiupenen: Tôi cho rằng sự hợp tác của chúng ta đang đi đúng hướng. Hai bên đã thảo luận những hợp đồng mua bán vũ khí, máy bay, tên lửa, các hệ thống phòng không...
Quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa quân đội hai nước là khá tốt. Ban lãnh đạo Việt Nam quan tâm phát triển mối quan hệ truyền thống giữa hai nước. Việc này là rất tốt.
- Ông có dự định trở lại thăm Việt Nam hay không?
Tướng Khiupenen: Tất nhiên là có chứ. Khoảng giữa tháng 4 tới, tôi sẽ sang thăm đất nước các bạn theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Đoàn chúng tôi sẽ gồm khoảng 10 chuyên gia quân sự Nga. Xin cảm ơn và chúc ông có một chuyến đi thành công tới Việt Nam!/.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Sắp tới, Việt Nam sẽ kỷ niệm trọng thể 35 năm Chiến thắng 30/4 lịch sử. Là người tham gia và chứng kiến nhiều sự kiện trong cuộc chiến tranh Việt Nam, xin ông cho biết những ấn tượng sâu sắc nhất của mình về đất nước, con người cũng như Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian chiến tranh?
Tướng Khiupenen: Ngày 14/12/1972, tôi cùng vợ đến Việt Nam công tác. Tôi được biên chế vào một Trung đoàn tên lửa, giúp bộ đội phòng không-tên lửa Việt Nam chiến đấu đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam.
Và chỉ 4 ngày sau khi chúng tôi đặt chân tới Hà Nội, không quân Mỹ bắt đầu chiến dịch tấn công quy mô lớn bằng máy bay chiến lược B-52 vào Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất Việt Nam và một số thành phố lớn khác thuộc khu vực miền Bắc.
Tôi đã được chứng kiến 12 ngày đêm máy bay của Mỹ bắn phá ác liệt những nhà máy, xí nghiệp, các khu dân cư ở Hà Nội (từ 18 đến 30/12/1972) và sự đánh trả kiên cường của lực lượng phòng không và không quân Việt Nam đối với những đợt tập kích của không quân Mỹ.
Mục tiêu của chiến dịch tấn công quy mô lớn này của Mỹ chính là nhằm giành lợi thế trên bàn đàm phán, buộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở những điều kiện có lợi cho phía Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ đã không đạt được điều đó. Cần phải nói rằng, vào năm 1968, đã có khoảng 520.000 lính Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam. Trước khi ký Hiệp định Paris năm 1973, miền Nam Việt Nam đã bị lính Mỹ chiếm đóng hoàn toàn. Lúc này, phong trào cách mạng ở đây phát triển hết sức mạnh mẽ, sâu rộng.
Hơn nữa, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam nói chung và lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng khi đó đã được chuẩn bị và đào tạo tốt để chiến đấu. Họ nắm vững cách điều khiển và sử dụng các thiết bị quân sự của Liên Xô như hệ thống phòng không C75, thiết bị rađa, máy bay Mig-21…
Các chuyên gia Việt Nam không chỉ nắm vững kỹ thuật, tính năng của những trang thiết bị quân sự, mà họ còn chiến đấu một cách gan dạ, dũng cảm.
- Với sự giúp đỡ vô tư, có hiệu quả của Liên Xô trước đây, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi hết sức quan trọng, quyết định trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ông đánh giá thế nào về chiến thắng lịch sử này?
Tướng Khiupenen: Chiến thắng của các bạn là nhờ sự chiến đấu anh dũng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam, của lực lượng dân quân tự vệ. Đó còn là nhờ tình yêu Tổ quốc. Ngoài ra, các bạn có những phi công tài giỏi, nói thật là xuất sắc hơn phi công Mỹ. Như phi công Phạm Tuân, đã bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ, và sau này là nhà du hành vũ trụ.
Tôi còn nhớ, trong một trận không chiến, phi công Việt Nam hạ được 7 máy bay của Mỹ, trong khi chỉ để mất 3 máy bay. Các bạn đã thắng trong các trận chiến trên không. Cha ông các bạn đã chiến đấu như vậy.
Lãnh thổ Việt Nam có thể bị xâm chiếm, nhưng nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục. Lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam cho thấy những kẻ xâm lược cuối cùng đều phải rút chạy khỏi Việt Nam.
Đối với chúng tôi, Liên Xô đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với nhân dân Việt Nam anh em. Chúng tôi thường nói với nhau, chúng tôi đã làm việc một cách trung thực.
Trong lịch sử của mình, nước Nga cũng đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, chẳng hạn như cuộc chiến chống đế chế Tartar (Mông Cổ), chống đội quân xâm lược của Napoleon (Pháp)…, rồi Chiến tranh Thế giới thứ Hai, những ngày khói lửa ở Leningrad, chúng tôi hiểu rất rõ về chiến tranh và cái giá của việc giành được độc lập.
Chúng tôi có những suy nghĩ như vậy về chiến tranh Việt Nam và không có quan điểm nào khác. Cuộc kháng chiến chống Mỹ lần này là cuộc kháng chiến lần thứ hai, cuộc kháng chiến lần thứ nhất là chống thực dân Pháp từ năm 1945. Các bạn đều chiến thắng. Hãy gìn giữ truyền thống của mình.
Các bạn là một dân tộc kiên cường. Chúng tôi luôn ở bên các bạn. Tình hữu nghị được sinh ra trong chiến đấu là tình cảm bền chặt nhất, không gì hơn được. Chiến thắng của các bạn là chiến thắng chung, chiến thắng của tình hữu nghị Việt Nam-Liên Xô. Chúng ta là những người anh em.
Tôi muốn nói thêm là Việt Nam có nền văn hóa lâu đời. Các bạn có những nguồn lực rất to lớn, phong phú cả ở miền Bắc, cả ở miền Nam: Có tình yêu, có than, có caosu, có gạo, có tất cả. Việt Nam hiện nay là một đất nước với vị thế mới ở khu vực Đông Nam Á.
- Thưa ông, ông có thể nói đôi lời về sự hợp tác giữa quân đội hai nước hiện nay không?
Tướng Khiupenen: Tôi cho rằng sự hợp tác của chúng ta đang đi đúng hướng. Hai bên đã thảo luận những hợp đồng mua bán vũ khí, máy bay, tên lửa, các hệ thống phòng không...
Quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa quân đội hai nước là khá tốt. Ban lãnh đạo Việt Nam quan tâm phát triển mối quan hệ truyền thống giữa hai nước. Việc này là rất tốt.
- Ông có dự định trở lại thăm Việt Nam hay không?
Tướng Khiupenen: Tất nhiên là có chứ. Khoảng giữa tháng 4 tới, tôi sẽ sang thăm đất nước các bạn theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Đoàn chúng tôi sẽ gồm khoảng 10 chuyên gia quân sự Nga. Xin cảm ơn và chúc ông có một chuyến đi thành công tới Việt Nam!/.
(Báo Tin tức/Vietnam+)