Ngày 18/12, Ban quản lý các Khu công nghiệp-khu chế xuất (Hepza) Thành phố Hồ Chí Minh công bố tình hình lương, thưởng năm 2012.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng ban thường trực Hepza cho biết hiện mới có 160 doanh nghiệp báo cáo tình hình lương, thưởng Tết; còn hơn 800 doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp-khu chế xuất chưa có báo cáo.
Đến thời điểm này, doanh nghiệp nước ngoài có mức thưởng cao nhất là 217,3 triệu đồng, thấp nhất là 2,3 triệu đồng; trong khi đó, doanh nghiệp trong nước có mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng, thấp nhất là 2,41 triệu đồng.
[TP.HCM: Thưởng Tết cao nhất hơn 200 triệu đồng]
Bình quân, ngành may mặc, da giày thưởng 3,4 triệu đồng; ngành điện-điện tử thưởng 5 triệu đồng; ngành thực phẩm thưởng 2,5 triệu đồng và ngành cơ khí thưởng 3,55 triệu đồng. Mức thưởng cao nhất đều tập trung vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Mức lương bình quân trong các doanh nghiệp nước ngoài là 4,4 triệu đồng/người/tháng, doanh nghiệp trong nước là 2,8 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian phát thưởng Tết từ ngày 25/1/2013-7/2/2013, thời gian nghỉ Tết trung bình 8-10 ngày, một số doanh nghiệp kết hợp bố trí giải quyết phép năm để người lao động có đủ thời gian về quê thăm gia đình.
Về mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ mới công bố và được áp dụng từ ngày 1/1/2013, ông Nguyễn Tấn Định cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài không có ý kiến gì vì trước đây họ đã trả lương cho công nhân cao hơn mức lương tối thiểu mới; chỉ những doanh nghiệp trong nước mới thấy khó khăn.
Năm 2012, trong các Khu công nghiệp-khu chế xuất thành phố đã có 79 doanh nghiệp giảm công suất và hàng chục dự án ngừng hoạt động, giải thể trước thời hạn, khiến 1.400 lao động mất việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng không còn ồ ạt như những năm trước đây. doanh nghiệp có xu hướng tuyển chọn những lao động mới tốt nghiệp trường nghề, đã được qua đào tạo; hạ thấp độ tuổi lao động xuống còn 18-25 tuổi là chủ yếu; đồng thời nâng cao tiêu chí trình độ chuyên môn lao động.
Mặt khác vẫn có những doanh nghiệp đã gắn máy móc nhưng tuyển không đủ lao động do chế độ đãi ngộ chưa tốt, lương thấp, môi trường làm việc thiếu cơ hội thăng tiến.
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Định, năm 2011, có doanh nghiệp mặc dù làm ăn không lãi nhưng vẫn vay ngân hàng 300 triệu đồng để thưởng Tết cho công nhân. Hiện có hơn 600 doanh nghiệp thuộc Hepza có tổ chức công đoàn cơ sở với các thỏa ước lao động tập thể, trong đó cam kết thưởng Tết cho công nhân.
Theo thông báo của Hepza, dịp Tết sẽ có 6.000 vé xe được dành cho 6.000 công nhân, cán bộ công đoàn lâu năm không về quê ăn tết. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn hỗ trợ quà Tết, họp mặt đầu năm, mừng tuổi, rút thăm trúng thưởng và thực hiện các hỗ trợ khác cho người lao động./.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng ban thường trực Hepza cho biết hiện mới có 160 doanh nghiệp báo cáo tình hình lương, thưởng Tết; còn hơn 800 doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp-khu chế xuất chưa có báo cáo.
Đến thời điểm này, doanh nghiệp nước ngoài có mức thưởng cao nhất là 217,3 triệu đồng, thấp nhất là 2,3 triệu đồng; trong khi đó, doanh nghiệp trong nước có mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng, thấp nhất là 2,41 triệu đồng.
[TP.HCM: Thưởng Tết cao nhất hơn 200 triệu đồng]
Bình quân, ngành may mặc, da giày thưởng 3,4 triệu đồng; ngành điện-điện tử thưởng 5 triệu đồng; ngành thực phẩm thưởng 2,5 triệu đồng và ngành cơ khí thưởng 3,55 triệu đồng. Mức thưởng cao nhất đều tập trung vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Mức lương bình quân trong các doanh nghiệp nước ngoài là 4,4 triệu đồng/người/tháng, doanh nghiệp trong nước là 2,8 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian phát thưởng Tết từ ngày 25/1/2013-7/2/2013, thời gian nghỉ Tết trung bình 8-10 ngày, một số doanh nghiệp kết hợp bố trí giải quyết phép năm để người lao động có đủ thời gian về quê thăm gia đình.
Về mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ mới công bố và được áp dụng từ ngày 1/1/2013, ông Nguyễn Tấn Định cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài không có ý kiến gì vì trước đây họ đã trả lương cho công nhân cao hơn mức lương tối thiểu mới; chỉ những doanh nghiệp trong nước mới thấy khó khăn.
Năm 2012, trong các Khu công nghiệp-khu chế xuất thành phố đã có 79 doanh nghiệp giảm công suất và hàng chục dự án ngừng hoạt động, giải thể trước thời hạn, khiến 1.400 lao động mất việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng không còn ồ ạt như những năm trước đây. doanh nghiệp có xu hướng tuyển chọn những lao động mới tốt nghiệp trường nghề, đã được qua đào tạo; hạ thấp độ tuổi lao động xuống còn 18-25 tuổi là chủ yếu; đồng thời nâng cao tiêu chí trình độ chuyên môn lao động.
Mặt khác vẫn có những doanh nghiệp đã gắn máy móc nhưng tuyển không đủ lao động do chế độ đãi ngộ chưa tốt, lương thấp, môi trường làm việc thiếu cơ hội thăng tiến.
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Định, năm 2011, có doanh nghiệp mặc dù làm ăn không lãi nhưng vẫn vay ngân hàng 300 triệu đồng để thưởng Tết cho công nhân. Hiện có hơn 600 doanh nghiệp thuộc Hepza có tổ chức công đoàn cơ sở với các thỏa ước lao động tập thể, trong đó cam kết thưởng Tết cho công nhân.
Theo thông báo của Hepza, dịp Tết sẽ có 6.000 vé xe được dành cho 6.000 công nhân, cán bộ công đoàn lâu năm không về quê ăn tết. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn hỗ trợ quà Tết, họp mặt đầu năm, mừng tuổi, rút thăm trúng thưởng và thực hiện các hỗ trợ khác cho người lao động./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)