Với không ít giáo viên vùng sâu, vùng xa, thưởng Tết chỉ là một khái niệm xa xỉ mà họ chưa bao giờ biết đến.
Cô Nguyễn Thị Thu Phương, Chủ tịch Công đoàn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ngậm ngùi chia sẻ, năm nay cũng như bao năm từ trước đến nay, giáo viên Điện Biên không có thưởng Tết.
“Chúng tôi chỉ có thể trích quỹ công đoàn, quỹ tình thương của ngành để hỗ trợ cho những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất 300.000 đồng. Nhưng số lượng giáo viên được nhận cũng rất hạn chế, mỗi trường một vài người,” cô Phương chia sẻ.
Là huyện vùng sâu vùng xa nhất của tỉnh Điện Biên, tập thể giáo viên huyện Mường Nhé cũng đang chuẩn bị các công tác đón Tết Nguyên đán đã cận kề.
Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện, cô Trần Thị Hải cho biết, rất nhiều giáo viên trong huyện là người từ nơi khác đến. Vì thế, ngay từ cuối năm 2011, Phòng đã đề nghị các trường sớm lên kế hoạch bố trí cho anh chị em về quê ăn Tết cùng gia đình trong những ngày xuân mới.
Tuy nhiên, chỉ 50% số cán bộ, giáo viên được về, 50% vẫn phải ở lại trực để đảm bảo 100% trường có cán bộ quản lý, giáo viên và bảo vệ túc trực.
Với những người không được về, ngành bố trí tổ chức đến chúc Tết, thăm hỏi, tặng quà, động viên. Nhưng cũng chỉ là yếu tố tinh thần chứ không có ngân sách để hỗ trợ anh em về vật chất.
Để tạo điều kiện cho giáo viên, nhất là những người phải lặn lội về xuôi, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ có thể cố gắng chi trả các chế độ của Nhà nước quy định như lương, trợ cấp sớm trước Tết cho mọi người.
Cô Hải bảo, đôi khi nghe nói nơi này nơi kia, trường có thể có các hoạt động xã hội hóa nào đó để giáo viên có thưởng Tết, cô cũng chạnh lòng và thấy thương cho những đồng nghiệp của mình đang lặn lội ngày đêm cõng chữ lên non đến với học trò. Nhưng ở đây, đời sống người dân còn rất khó khăn. Vì thế, nếu có thể có khoản nào đó, thì cũng sẽ phải ưu tiên dành cho học sinh trước nhất.
Cũng là giáo viên của một tỉnh kinh tế còn nhiều khó khăn là huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, nhưng so với các giáo viên của Điện Biên, những giáo viên trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Ea Hiao) được “an ủi” phần nào khi mỗi thầy cô cũng được nhận khoảng 300.000 đồng nhân dịp Tết đến, xuân về.
“Số tiền tuy ít, nhưng đó là sự quan tâm và nỗ lực rất lớn từ trường, lãnh đạo ngành giáo dục và Ủy ban nhân dân địa phương,” cô giáo Nguyễn Thị Thanh tâm sự.
Cũng theo cô Thanh, trong hơn 5 năm đứng trên bục giảng thì khoản tiền này đã là to tát lắm. Có trường, giáo viên chỉ được động viên tinh thần bằng túi hạt dưa, gói kẹo, hay lớn hơn nữa là cân giò. Nghề giáo là thế, vì giáo dục không phải là hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Ý thức được điều đó nên cô cũng không thấy buồn lòng.
Miền núi khó khăn, nhưng ngay cả ở vùng đồng bằng, thưởng Tết đối với giáo viên cũng chỉ mang tính chất động viên.
Cô Hà Thị Hợi, giáo viên trường Trung học cơ sở Nam Cao (Kiến Xương, Thái Bình) cho biết, mỗi năm, trường cố gắng để mỗi giáo viên có thêm một khoản khoảng 500.000 đồng để sắm Tết. Số tiền tuy chẳng đáng bao nhiêu so với những chi phí trong ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt, nhưng vẫn còn hơn rất nhiều thầy cô ở vùng sâu vùng xa cả đời không biết thưởng Tết là gì.
"Tết với những người thầy, tuy không có tiền triệu như ngành khác, nhưng lại rất ấm áp khi năm nào cũng có rất nhiều học trò ríu rít đến thăm. Quà cho cô chỉ là gói kẹo, hộp bánh, trò tặng cô thì ít mà cô tiếp đãi trò thì nhiều, nhưng tình cảm cô trò lại là món quà vô giá mà chỉ những người làm nghề giáo mới có," cô Hợi vui vẻ nói./.
Cô Nguyễn Thị Thu Phương, Chủ tịch Công đoàn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ngậm ngùi chia sẻ, năm nay cũng như bao năm từ trước đến nay, giáo viên Điện Biên không có thưởng Tết.
“Chúng tôi chỉ có thể trích quỹ công đoàn, quỹ tình thương của ngành để hỗ trợ cho những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất 300.000 đồng. Nhưng số lượng giáo viên được nhận cũng rất hạn chế, mỗi trường một vài người,” cô Phương chia sẻ.
Là huyện vùng sâu vùng xa nhất của tỉnh Điện Biên, tập thể giáo viên huyện Mường Nhé cũng đang chuẩn bị các công tác đón Tết Nguyên đán đã cận kề.
Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện, cô Trần Thị Hải cho biết, rất nhiều giáo viên trong huyện là người từ nơi khác đến. Vì thế, ngay từ cuối năm 2011, Phòng đã đề nghị các trường sớm lên kế hoạch bố trí cho anh chị em về quê ăn Tết cùng gia đình trong những ngày xuân mới.
Tuy nhiên, chỉ 50% số cán bộ, giáo viên được về, 50% vẫn phải ở lại trực để đảm bảo 100% trường có cán bộ quản lý, giáo viên và bảo vệ túc trực.
Với những người không được về, ngành bố trí tổ chức đến chúc Tết, thăm hỏi, tặng quà, động viên. Nhưng cũng chỉ là yếu tố tinh thần chứ không có ngân sách để hỗ trợ anh em về vật chất.
Để tạo điều kiện cho giáo viên, nhất là những người phải lặn lội về xuôi, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ có thể cố gắng chi trả các chế độ của Nhà nước quy định như lương, trợ cấp sớm trước Tết cho mọi người.
Cô Hải bảo, đôi khi nghe nói nơi này nơi kia, trường có thể có các hoạt động xã hội hóa nào đó để giáo viên có thưởng Tết, cô cũng chạnh lòng và thấy thương cho những đồng nghiệp của mình đang lặn lội ngày đêm cõng chữ lên non đến với học trò. Nhưng ở đây, đời sống người dân còn rất khó khăn. Vì thế, nếu có thể có khoản nào đó, thì cũng sẽ phải ưu tiên dành cho học sinh trước nhất.
Cũng là giáo viên của một tỉnh kinh tế còn nhiều khó khăn là huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, nhưng so với các giáo viên của Điện Biên, những giáo viên trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Ea Hiao) được “an ủi” phần nào khi mỗi thầy cô cũng được nhận khoảng 300.000 đồng nhân dịp Tết đến, xuân về.
“Số tiền tuy ít, nhưng đó là sự quan tâm và nỗ lực rất lớn từ trường, lãnh đạo ngành giáo dục và Ủy ban nhân dân địa phương,” cô giáo Nguyễn Thị Thanh tâm sự.
Cũng theo cô Thanh, trong hơn 5 năm đứng trên bục giảng thì khoản tiền này đã là to tát lắm. Có trường, giáo viên chỉ được động viên tinh thần bằng túi hạt dưa, gói kẹo, hay lớn hơn nữa là cân giò. Nghề giáo là thế, vì giáo dục không phải là hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Ý thức được điều đó nên cô cũng không thấy buồn lòng.
Miền núi khó khăn, nhưng ngay cả ở vùng đồng bằng, thưởng Tết đối với giáo viên cũng chỉ mang tính chất động viên.
Cô Hà Thị Hợi, giáo viên trường Trung học cơ sở Nam Cao (Kiến Xương, Thái Bình) cho biết, mỗi năm, trường cố gắng để mỗi giáo viên có thêm một khoản khoảng 500.000 đồng để sắm Tết. Số tiền tuy chẳng đáng bao nhiêu so với những chi phí trong ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt, nhưng vẫn còn hơn rất nhiều thầy cô ở vùng sâu vùng xa cả đời không biết thưởng Tết là gì.
"Tết với những người thầy, tuy không có tiền triệu như ngành khác, nhưng lại rất ấm áp khi năm nào cũng có rất nhiều học trò ríu rít đến thăm. Quà cho cô chỉ là gói kẹo, hộp bánh, trò tặng cô thì ít mà cô tiếp đãi trò thì nhiều, nhưng tình cảm cô trò lại là món quà vô giá mà chỉ những người làm nghề giáo mới có," cô Hợi vui vẻ nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)