Phát biểu với giới truyền thông bên lề Hội chợ Triển lãm ASEAN-Trung Quốc EXPO 2013 tại Nam Ninh (Trung Quốc), Tham tán Thương mại Đại sứ quán Indonesia tại Trung Quốc, Marolop Nainggolan cho biết thương mại giữa nước này với Trung Quốc và các nước thành viên khác trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang tiếp tục gia tăng, và Hội chợ là một cơ hội lớn cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại-đầu tư giữa Indonesia với các đối tác.
Đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội chợ trong việc củng cố và tăng cường các mối quan hệ kinh tế với các đối tác thương mại láng giềng trong khu vực, Indonesia đã tham gia với 100 gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm nội thất, thực phẩm đóng hộp và đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, đồ trang sức và trang trí nhà, hàng dệt may và hàng hóa dịch vụ.
Theo ông Marolop Nainggolan, thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, Indonesia vẫn luôn thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã tăng từ 25,5 tỷ USD năm 2009 (trong đó xuất khẩu của Indonesia chiếm 11,5 tỷ USD) lên 51,1 tỷ USD năm 2012 (xuất khẩu của Indonesia chiếm 21,3 tỷ USD).
Indonesia nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc hóa chất, phân bón, máy móc chế biến và nguyên liệu cho phát triển đường sắt, và xuất khẩu chủ yếu theo chiều ngược lại than đá, dầu cọ, cao su tự nhiên và quặng niken.
Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN cũng tăng đáng kể, từ 54,7 tỷ USD năm 2003 lên 400 ttyr USD năm 2012.
Ông Marolop Nainggolan cho rằng Indonesia có thể phát triển các loại trái cây nhiệt đới đặc sản như zalacca, palm fruits, kedondong and sawo chỉ có ở Indonesia để xuất khẩu sang Trung Quốc, bởi các mặt hàng này sẽ được tiêu thụ mạnh tại đây với điều kiện đảm bảo nguồn cung ổn định, thường xuyên chất lượng.
Ông Marolop Nainggolan cũng lưu ý rằng không chỉ Indonesia, mà các đối tác thương mại đang phát triển khác của Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn về xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng sang nước này, bởi chi phí sản xuất tại đây rất thấp và khả năng bắt chước của các nhà sản xuất Trung Quốc, khi họ có thể nhập khẩu lô hàng mới đầu tiên và sau đó sẽ sản xuất đúng mặt hàng đó với chi phí thấp hơn./.
Đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội chợ trong việc củng cố và tăng cường các mối quan hệ kinh tế với các đối tác thương mại láng giềng trong khu vực, Indonesia đã tham gia với 100 gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm nội thất, thực phẩm đóng hộp và đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, đồ trang sức và trang trí nhà, hàng dệt may và hàng hóa dịch vụ.
Theo ông Marolop Nainggolan, thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, Indonesia vẫn luôn thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã tăng từ 25,5 tỷ USD năm 2009 (trong đó xuất khẩu của Indonesia chiếm 11,5 tỷ USD) lên 51,1 tỷ USD năm 2012 (xuất khẩu của Indonesia chiếm 21,3 tỷ USD).
Indonesia nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc hóa chất, phân bón, máy móc chế biến và nguyên liệu cho phát triển đường sắt, và xuất khẩu chủ yếu theo chiều ngược lại than đá, dầu cọ, cao su tự nhiên và quặng niken.
Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN cũng tăng đáng kể, từ 54,7 tỷ USD năm 2003 lên 400 ttyr USD năm 2012.
Ông Marolop Nainggolan cho rằng Indonesia có thể phát triển các loại trái cây nhiệt đới đặc sản như zalacca, palm fruits, kedondong and sawo chỉ có ở Indonesia để xuất khẩu sang Trung Quốc, bởi các mặt hàng này sẽ được tiêu thụ mạnh tại đây với điều kiện đảm bảo nguồn cung ổn định, thường xuyên chất lượng.
Ông Marolop Nainggolan cũng lưu ý rằng không chỉ Indonesia, mà các đối tác thương mại đang phát triển khác của Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn về xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng sang nước này, bởi chi phí sản xuất tại đây rất thấp và khả năng bắt chước của các nhà sản xuất Trung Quốc, khi họ có thể nhập khẩu lô hàng mới đầu tiên và sau đó sẽ sản xuất đúng mặt hàng đó với chi phí thấp hơn./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)