Sau khi giữ kín thông tin về việc tiến hành điều tra công ty sản xuất bơ sữa Shanghai Panda từ cách đây 1 năm, Cục An toàn Thực phẩm Thượng Hải vừa thông báo cho biết công ty này đã bị đóng cửa và ba giám đốc đã bị bắt, do sản xuất các sản phẩm sữa có chứa hàm lượng melamine quá cao.
Sự trì hoãn quá lâu trong việc công bố thông tin trên làm gia tăng lo ngại về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm quản lý tốt hơn ngành công nghiệp thực phẩm, mặc dù các vụ bê bối trong những năm gần đây đã cho thấy sự yếu kém còn tồn tại trong hoạt động giám sát nguồn cung thực phẩm ở nước này.
Năm 2008, việc ít nhất 6 trẻ em Trung Quốc đã tử vong và hơn 300.000 trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi uống sữa có chứa melamine là vụ việc tồi tệ nhất trong vấn đề an toàn thực phẩm ở nước này.
Vụ bê bối đã phơi bày tình trạng sử dụng melamine khá phổ biến trong sản xuất sữa nhằm tăng hàm lượng đạm một cách giả tạo.
Đầu năm 2009, Trung Quốc đã ban hành luật về an toàn thực phẩm, trong đó đưa ra những hình phạt khắt khe hơn đối với các công ty sản xuất các sản phẩm bẩn cũng như yêu cầu các nhà chức trách phải thông báo rộng rãi ngay sau khi phát hiện các sản phẩm không an toàn.
Tháng 11/2009, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ ba người bị nghi ngờ đã tiêu thụ hàng tấn bột sữa chứa melamine ở tỉnh Sơn Tây, chỉ vài tuần sau khi nước này tử hình một người sản xuất sữa và một người tiêu thụ liên quan đến vụ bê bối năm 2008./.
Sự trì hoãn quá lâu trong việc công bố thông tin trên làm gia tăng lo ngại về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm quản lý tốt hơn ngành công nghiệp thực phẩm, mặc dù các vụ bê bối trong những năm gần đây đã cho thấy sự yếu kém còn tồn tại trong hoạt động giám sát nguồn cung thực phẩm ở nước này.
Năm 2008, việc ít nhất 6 trẻ em Trung Quốc đã tử vong và hơn 300.000 trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi uống sữa có chứa melamine là vụ việc tồi tệ nhất trong vấn đề an toàn thực phẩm ở nước này.
Vụ bê bối đã phơi bày tình trạng sử dụng melamine khá phổ biến trong sản xuất sữa nhằm tăng hàm lượng đạm một cách giả tạo.
Đầu năm 2009, Trung Quốc đã ban hành luật về an toàn thực phẩm, trong đó đưa ra những hình phạt khắt khe hơn đối với các công ty sản xuất các sản phẩm bẩn cũng như yêu cầu các nhà chức trách phải thông báo rộng rãi ngay sau khi phát hiện các sản phẩm không an toàn.
Tháng 11/2009, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ ba người bị nghi ngờ đã tiêu thụ hàng tấn bột sữa chứa melamine ở tỉnh Sơn Tây, chỉ vài tuần sau khi nước này tử hình một người sản xuất sữa và một người tiêu thụ liên quan đến vụ bê bối năm 2008./.
Lê Minh (Vietnam+)