Việc sử dụng thuốc ngủ hoặc các loại thuốc an thần trong điều trị chứng mất ngủ ở người già có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là xương hông.
Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu lão khoa Hebrew SeniorLife, trường Đại học Y Havard (Mỹ), trong báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Y học Nội khoa số ra ngày 6/3.
Các chuyên gia đã khảo sát và so sánh các đơn thuốc điều trị chứng mất ngủ mà các bác sỹ đã kê cho hơn 15.000 người già sống tại các trung tâm dưỡng lão trên khắp nước Mỹ.
Tất cả những bệnh nhân này đều bị gãy xương hông trong giai đoạn 2007-2008, trong đó có 11% được kê các loại thuốc không chứa những hợp chất có tác động dược lý làm thuốc an thần hay thuốc ngủ nhẹ (non-benzodiazepines) như Ambien, Lunesta hoặc Sonata, trước khi bị gãy hông.
Kết quả cho thấy việc sử dụng các loại thuốc này có thể làm tăng 66% nguy cơ gãy xương, trong khi những người mới được điều trị bằng thuốc này trong vòng ít hơn hai tháng có nguy cơ cao gấp đôi so với những người không sử dụng thuốc.
Theo bà Sarah Berry, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là do các loại thuốc non-benzodiazepines làm giảm khả năng thăng bằng, khả năng vận động cũng như làm suy giảm trí nhớ, khiến các bệnh nhân cao tuổi dễ bị ngã dẫn đến gãy xương.
Bà cho biết các loại thuốc benzodiazepines thường được kê, như Valium và Xanax, gây ra nhiều tác dụng phụ đối với những bệnh nhân cao tuổi, do đó nhiều bác sỹ chuyển sang kê cho họ các loại thuốc non-benzodiazepines, nhưng điều này không hẳn là một liệu pháp an toàn bởi hiện chưa có nhiều nghiên cứu về các loại thuốc mới này.
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng các bác sỹ nên lựa chọn những liệu pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già theo cách tự nhiên nhất, mà không cần phải sử dụng các loại thuốc ngủ và thuốc an thần, như duy trì thời gian biểu chính xác của giấc ngủ, các phương pháp thư giãn, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Gãy xương hông là một trong những nguyên nhân làm tê liệt khả năng vận động ở người lớn tuổi. Mỗi năm ở Mỹ có tới hơn 320.000 trường hợp phải nhập viện vì gãy xương hông./.
Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu lão khoa Hebrew SeniorLife, trường Đại học Y Havard (Mỹ), trong báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Y học Nội khoa số ra ngày 6/3.
Các chuyên gia đã khảo sát và so sánh các đơn thuốc điều trị chứng mất ngủ mà các bác sỹ đã kê cho hơn 15.000 người già sống tại các trung tâm dưỡng lão trên khắp nước Mỹ.
Tất cả những bệnh nhân này đều bị gãy xương hông trong giai đoạn 2007-2008, trong đó có 11% được kê các loại thuốc không chứa những hợp chất có tác động dược lý làm thuốc an thần hay thuốc ngủ nhẹ (non-benzodiazepines) như Ambien, Lunesta hoặc Sonata, trước khi bị gãy hông.
Kết quả cho thấy việc sử dụng các loại thuốc này có thể làm tăng 66% nguy cơ gãy xương, trong khi những người mới được điều trị bằng thuốc này trong vòng ít hơn hai tháng có nguy cơ cao gấp đôi so với những người không sử dụng thuốc.
Theo bà Sarah Berry, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là do các loại thuốc non-benzodiazepines làm giảm khả năng thăng bằng, khả năng vận động cũng như làm suy giảm trí nhớ, khiến các bệnh nhân cao tuổi dễ bị ngã dẫn đến gãy xương.
Bà cho biết các loại thuốc benzodiazepines thường được kê, như Valium và Xanax, gây ra nhiều tác dụng phụ đối với những bệnh nhân cao tuổi, do đó nhiều bác sỹ chuyển sang kê cho họ các loại thuốc non-benzodiazepines, nhưng điều này không hẳn là một liệu pháp an toàn bởi hiện chưa có nhiều nghiên cứu về các loại thuốc mới này.
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng các bác sỹ nên lựa chọn những liệu pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già theo cách tự nhiên nhất, mà không cần phải sử dụng các loại thuốc ngủ và thuốc an thần, như duy trì thời gian biểu chính xác của giấc ngủ, các phương pháp thư giãn, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Gãy xương hông là một trong những nguyên nhân làm tê liệt khả năng vận động ở người lớn tuổi. Mỗi năm ở Mỹ có tới hơn 320.000 trường hợp phải nhập viện vì gãy xương hông./.
(TTXVN)