Ngày 21/5/2023, vùng Emilia-Romagna vẫn bị đặt trong tình trạng báo động đỏ, với các trận mưa quay trở lại khiến nhiều khu vực rộng lớn vẫn chìm trong nước và sạt lở đất chưa dừng lại, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng núi Apennines. Trong ảnh: Nước sông tràn bờ do mưa lũ tại Rimini, Italy ngày 17/5 (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nguyên nhân trực tiếp của trận lũ lụt gây chết người là hiện tượng thời tiết cực đoan, với lượng mưa trút xuống trong 48 giờ tại vùng này tương đương với tổng lượng mưa của 6 tháng, sau đợt hạn hán kéo dài 2 năm, khiến hàng chục con sông và nhánh sông bị vỡ bờ.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Tuyến đường bị đóng cửa do ngập lụt tại Fornace Zarattini thuộc vùng Emilia-Romagna, Italy, ngày 20/5/2023.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Lũ lụt đã gây ra hơn 305 vụ lở đất và làm hư hỏng hoặc đóng cửa hơn 500 con đường, với mức thiệt hại lên tới nhiều tỷ euro.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Lượng mưa xối xả khiến phần lớn diện tích của vùng này chìm trong nước.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Cảnh ngập lụt tại Faenza, miền Bắc Italy ngày 4/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cảnh ngập lụt do mưa lớn kéo dài tại Cesena, Italy ngày 17/5/2023.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Đô thị Cesena nằm ở phía nam Ravenna và tây Rimini, bên sông Savio ngay dưới chân Apennines, cách khoảng 15 km so với Biển Adriatic, nơi có núi lửa Monte Busca được xem là ngọn núi lửa nhỏ nhất thế giới chìm trong biển nước ngày 17/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Ghibullo thuộc vùng Emilia-Romagna, Italy, ngày 20/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Bộ trưởng Bảo vệ dân sự Italy, ông Nello Musumeci, một số khu vực ở Emilia-Romagna đã ghi nhận lượng mưa bằng một nửa lượng mưa trung bình cả năm chỉ trong 36 giờ. Lượng mưa lớn đã khiến nhiều con sông vỡ bờ, nước tràn vào các thành phố và gây ngập úng hàng nghìn mẫu đất canh tác...(Ảnh: AFP/TTXVN)
Nước trên 23 con sông đã tràn bờ, buộc người dân tại các thành phố như Cesena phải trèo lên nóc nhà để lực lượng cứu hỏa sơ tán bằng máy bay trực thăng hoặc xuồng cao su.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên cứu hộ làm nhiệm vụ tại khu vực ngập lụt ở Faenza, miền Bắc Italy ngày 4/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại khu vực ngập lụt ở Cesena, Italy ngày 17/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Những cơn mưa xối xả sau nhiều tháng khô hạn đã gây ngập lụt diện rộng ở các vùng Emilia Romagna và Marche, Đông Bắc Italy.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Cảnh ngập lụt ngày 17/5/2023 tại Bologna- thủ phủ của vùng Emilia-Romagna, Italy - quê hương của trường đại học lâu đời ở châu Âu, Bologna cũng là City of Porticoes (Thành phố của những cổng vòm) được UNESCO vinh danh. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các đường phố tại thị trấn Sant'Agata sul Santerno và một số khu vực của thị trấn ven biển Ravenna bị ngập hoàn toàn.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Emilia-Romagna nằm ở khu vực Bắc Italy, bao gồm hai vùng lịch sử là Emilia và Romagna với thủ phủ là Bologna, có diện tích 22.446 km², dân số khoảng 4,4 triệu người- chìm trong nước lũ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Vùng Emilia-Romagna gần như chạy ngang qua phía bắc nước Ý với Via Emilia, con đường La Mã cổ Rimini-to-Piacenza nằm ở giữa, hàng năm thu hút hàng triệu lượt người du lịch, chìm trong nước lũ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Emilia-Romagna là một trong những vùng giàu có và phát triển nhất Italy, với GDP trên đầu người cao thứ ba toàn quốc.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Tất cả các thị trấn lớn Bologna, Modena, Ravenna… với những ngôi làng nhỏ trên đỉnh đồi, sự pha trộn phong phú của nông thôn cổ đại với công nghiệp hiện đại- được mệnh danh là ngôi nhà của nhiều viên ngọc văn hóa và lịch sử quý tan hoang sau 2 đợt mưa lũ tháng 5/2023.(Ảnh: AFP/TTXVN)
Cảnh ngập lụt do mưa lớn kéo dài tại thị trấn Lugo thuộc vùng Emilia-Romagna, miền Bắc Italy ngày 18/5/2023. Theo chính quyền vùng Emilia-Romagna, ngoài ít nhất 14 người thiệt mạng, số người phải sơ tán vì lũ lụt đã tăng lên hơn 36.600 người. (Ảnh: AFP/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)