Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới” đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 15/5 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà quản lý và nghiên cứu văn hóa ở trung ương và địa phương.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên chủ trì hội thảo.
Hội thảo khẳng định, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ban hành ngày 16/7/1998 (Nghị quyết Trung ương 5) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là văn kiện chuyên đề, sâu sắc và toàn diện về văn hóa sau “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943.” Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII vừa có tính chiến lược lâu dài và tính học thuật vừa có tính cương lĩnh hành động trong việc phát triển nền văn hóa Việt Nam thời kỳ mới.
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII theo tinh thần Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ giai đoạn 2011-2013 với nội dung “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.”
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao cho các đơn vị (cục, vụ, viện…) trực thuộc chủ trì thực hiện các đề tài nhánh: Nghiên cứu các luận điểm của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa - Thực trạng và giải pháp; Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật - Thực trạng và giải pháp; Hợp tác quốc tế về văn hóa nghệ thuật trong hội nhập quốc tế - Thực trạng và giải pháp; Thể chế, thiết chế, cơ chế phát triển văn hóa – Thực trạng và giải pháp.
Tại hội thảo, các báo cáo tham luận nêu lên thực trạng trên hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển văn hóa ở Việt Nam từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đến nay; phân tích những nguyên nhân kết quả đạt được và những hạn chế; đề xuất quan điểm, chính sách, giải pháp để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Dưới góc độ người làm công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, tham luận của các đại biểu cũng tập trung làm rõ những mục tiêu trước mắt và lâu dài trong việc phát triển văn hóa.
Mục tiêu trước mắt là gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; làm cho văn hóa tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây dựng những giá trị văn hóa mới đi đôi với việc mở rộng giao lưu quốc tế.
Nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của nhân dân; từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường đầu tư của Nhà nước, nâng cao tỷ lệ ngân sách cho văn hóa, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa; coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú trọng các công trình văn hóa lớn, tiêu biểu; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở.
Mục tiêu lâu dài là tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng môi trường, lối sống văn hóa; phát huy tinh thần tự nguyện, tự chủ, sức sáng tạo, vai trò chủ thể văn hóa của nhân dân; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam…
Đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; phát huy tính thống nhất trong đa dạng, bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật, sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu phản ánh sức sáng tạo của nền văn hóa mới.
Tham luận của các đại biểu bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực phát triển văn hóa sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII cũng đã nêu và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đó là, nhiều giải pháp chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả; yếu tố văn hóa trong xây dựng văn hóa chưa được đề cao để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Xây dựng cơ quan văn hóa hiệu quả còn thấp. Tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân dân vẫn diễn ra nghiêm trọng. Năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa có lúc còn lúng túng, bị động trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Quản lý thị trường văn hóa chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Việc xây dựng luật, các chính sách về văn hóa triển khai chậm, hạn chế về tính thực tiễn.
Vai trò hướng dẫn, quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực có lúc còn buông lỏng. Bệnh thành tích, hình thức trong xây dựng đời sống văn hóa, trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa còn nặng nề…/.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên chủ trì hội thảo.
Hội thảo khẳng định, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ban hành ngày 16/7/1998 (Nghị quyết Trung ương 5) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là văn kiện chuyên đề, sâu sắc và toàn diện về văn hóa sau “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943.” Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII vừa có tính chiến lược lâu dài và tính học thuật vừa có tính cương lĩnh hành động trong việc phát triển nền văn hóa Việt Nam thời kỳ mới.
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII theo tinh thần Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ giai đoạn 2011-2013 với nội dung “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.”
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao cho các đơn vị (cục, vụ, viện…) trực thuộc chủ trì thực hiện các đề tài nhánh: Nghiên cứu các luận điểm của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa - Thực trạng và giải pháp; Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật - Thực trạng và giải pháp; Hợp tác quốc tế về văn hóa nghệ thuật trong hội nhập quốc tế - Thực trạng và giải pháp; Thể chế, thiết chế, cơ chế phát triển văn hóa – Thực trạng và giải pháp.
Tại hội thảo, các báo cáo tham luận nêu lên thực trạng trên hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển văn hóa ở Việt Nam từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đến nay; phân tích những nguyên nhân kết quả đạt được và những hạn chế; đề xuất quan điểm, chính sách, giải pháp để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Dưới góc độ người làm công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, tham luận của các đại biểu cũng tập trung làm rõ những mục tiêu trước mắt và lâu dài trong việc phát triển văn hóa.
Mục tiêu trước mắt là gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; làm cho văn hóa tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây dựng những giá trị văn hóa mới đi đôi với việc mở rộng giao lưu quốc tế.
Nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của nhân dân; từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường đầu tư của Nhà nước, nâng cao tỷ lệ ngân sách cho văn hóa, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa; coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú trọng các công trình văn hóa lớn, tiêu biểu; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở.
Mục tiêu lâu dài là tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng môi trường, lối sống văn hóa; phát huy tinh thần tự nguyện, tự chủ, sức sáng tạo, vai trò chủ thể văn hóa của nhân dân; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam…
Đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; phát huy tính thống nhất trong đa dạng, bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật, sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu phản ánh sức sáng tạo của nền văn hóa mới.
Tham luận của các đại biểu bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực phát triển văn hóa sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII cũng đã nêu và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đó là, nhiều giải pháp chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả; yếu tố văn hóa trong xây dựng văn hóa chưa được đề cao để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Xây dựng cơ quan văn hóa hiệu quả còn thấp. Tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân dân vẫn diễn ra nghiêm trọng. Năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa có lúc còn lúng túng, bị động trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Quản lý thị trường văn hóa chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Việc xây dựng luật, các chính sách về văn hóa triển khai chậm, hạn chế về tính thực tiễn.
Vai trò hướng dẫn, quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực có lúc còn buông lỏng. Bệnh thành tích, hình thức trong xây dựng đời sống văn hóa, trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa còn nặng nề…/.
Công Hải (TTXVN)