Sáng 3/11, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức buổi tọa đàm về chính sách, pháp luật đối với thanh niên, làm cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005.
Đề dẫn của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh tại buổi tọa đàm nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến thanh niên và công tác thanh niên. Trong mọi thời kỳ của cách mạng, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị về thanh niên và công tác thanh niên. Việc thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng đối với thanh niên và công tác thanh niên thành các chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Năm 2005, Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua, có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc, xác lập được hành lang pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích của thanh niên và phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành văn bản dưới Luật để thực hiện Luật Thanh niên còn chậm, chưa nhiều, chủ yếu mới dừng ở việc tuyên truyền và quán triệt.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh, trong quá trình thực thi chính sách thanh niên còn gặp những khó khăn, lúng túng, khó hoặc chưa thực hiện được do nhiều quy phạm pháp luật còn mang tính định hướng, lại thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Mặt khác, chính sách đối với thanh niên liên quan nhiều ngành, lĩnh vực, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn của các ngành, các cấp trong quá trình xây dựng thực thi các chính sách đối với thanh niên; quan tâm lồng ghép các chính sách về thanh niên trong các chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
Tại buổi tọa đàm, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia, quản lý đã tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng, hạn chế, các giải pháp, cũng như những đề xuất về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Nói về công tác tuyên truyền triển khai Luật Thanh niên năm 2005, tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Điểm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên chia sẻ để công tác này thực sự có hiệu quả, trong thời gian tới, các đơn vị nên tập trung vào một số giải pháp như nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đối với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, mục đích và phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần bám sát các nội dung và nhiệm vụ Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên giai đoạn 2011-2015” của Thủ tướng Chính phủ. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cũng rất cần thiết.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2015, tiến sỹ Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ) đề xuất Bộ Nội vụ cần đề nghị Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố tích cực, chủ động tham mưu cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xây dựng chương trình phát triển thanh niên cần đảm bảo một số yếu tố như các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra phù hợp với thực tế của địa phương; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thanh niên cấp tỉnh, cấp huyện để thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên.
Về sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005, thạc sỹ Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên nêu ý kiến cần sửa đổi, bổ sung làm rõ quyền của thanh niên và nghĩa vụ của thanh niên trong Luật; cụ thể hóa các nội dung về công tác đối ngoại Nhà nước về thanh niên của Luật, đồng thời phân biệt hoạt động đối ngoại nhân dân của Đoàn thanh niên với hoạt động đối ngoại Nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên...
Tọa đàm nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên./.
Đề dẫn của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh tại buổi tọa đàm nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến thanh niên và công tác thanh niên. Trong mọi thời kỳ của cách mạng, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị về thanh niên và công tác thanh niên. Việc thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng đối với thanh niên và công tác thanh niên thành các chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Năm 2005, Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua, có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc, xác lập được hành lang pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích của thanh niên và phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành văn bản dưới Luật để thực hiện Luật Thanh niên còn chậm, chưa nhiều, chủ yếu mới dừng ở việc tuyên truyền và quán triệt.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh, trong quá trình thực thi chính sách thanh niên còn gặp những khó khăn, lúng túng, khó hoặc chưa thực hiện được do nhiều quy phạm pháp luật còn mang tính định hướng, lại thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Mặt khác, chính sách đối với thanh niên liên quan nhiều ngành, lĩnh vực, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn của các ngành, các cấp trong quá trình xây dựng thực thi các chính sách đối với thanh niên; quan tâm lồng ghép các chính sách về thanh niên trong các chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
Tại buổi tọa đàm, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia, quản lý đã tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng, hạn chế, các giải pháp, cũng như những đề xuất về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Nói về công tác tuyên truyền triển khai Luật Thanh niên năm 2005, tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Điểm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên chia sẻ để công tác này thực sự có hiệu quả, trong thời gian tới, các đơn vị nên tập trung vào một số giải pháp như nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đối với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, mục đích và phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần bám sát các nội dung và nhiệm vụ Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên giai đoạn 2011-2015” của Thủ tướng Chính phủ. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cũng rất cần thiết.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2015, tiến sỹ Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ) đề xuất Bộ Nội vụ cần đề nghị Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố tích cực, chủ động tham mưu cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xây dựng chương trình phát triển thanh niên cần đảm bảo một số yếu tố như các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra phù hợp với thực tế của địa phương; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thanh niên cấp tỉnh, cấp huyện để thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên.
Về sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005, thạc sỹ Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên nêu ý kiến cần sửa đổi, bổ sung làm rõ quyền của thanh niên và nghĩa vụ của thanh niên trong Luật; cụ thể hóa các nội dung về công tác đối ngoại Nhà nước về thanh niên của Luật, đồng thời phân biệt hoạt động đối ngoại nhân dân của Đoàn thanh niên với hoạt động đối ngoại Nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên...
Tọa đàm nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên./.
Nguyễn Cường (TTXVN)