Ngày 16/1, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, mở màn cho đợt ra quân kiểm tra rầm rộ phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần.
Trong chợ, hàng hóa phục vụ Tết từ bánh kẹo, mứt, ô mai cho đến các sản phẩm đồ khô như tôm, cá, măng, mộc nhĩ, nấm hương... đầy ắp, phần lớn tăng giá khoảng 10% nhưng sức mua giảm hẳn so với năm trước.
Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố đã kiểm tra tại các gian hàng khu vực bánh kẹo và thực phẩm khô nhưng chỉ phát hiện quầy Hiền-Linh 38 B1 có bán hạt dưa đỏ không rõ nguồn gốc.
Đoàn đã giao cho Công ty Cổ phần Đồng Xuân tạm thời đình chỉ kinh doanh trong 3 ngày để xử lý theo quy định.
Theo ông Lê Quý Hùng, Đội Quản lý thị trường số 14, thực tế tất cả các trường hợp hạt dưa đỏ kiểm tra trên địa bàn Hà Nội trước đây đều nhuộm phẩm mầu công nghiệp, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, những sản phẩm hạt dưa đỏ có công bố chất lượng sản phẩm, được cơ quan chức năng kiểm nghiệm không sử dụng phẩm mầu công nghiệp vẫn được lưu thông trên thị trường.
Giám đốc Sở Y tế Lê Anh Tuấn cũng khẳng định, Sở đã cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho một số cơ sở sản xuất hạt bí, riêng hạt dưa đỏ thì chưa cấp giấy chứng nhận cho cơ sở nào. Nếu cơ sở hạt dưa nào có nhãn mác đăng ký chất lượng của Hà Nội đều là giả mạo.
Trước đó, ngày 9/1, kiểm tra tại cửa hàng 70 E Trần Xuân Soạn, quận Hai Bà Trưng, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện hàng chục bịch hạt dưa, hạt bí, hướng dương vi phạm qui chế nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tất cả các sản phẩm này đều của cơ sở sản xuất Anh Thắng, trên nhãn mác ghi rõ : ĐKCL-YTHN, năm 2001.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế cho biết: “Đây là nhãn mác giả mạo, năm 2001 Sở Y tế Hà Nội không thể cấp giấy chứng nhận VSATTP cho các cơ sở sản xuất thực phẩm ở La Phù như ghi trên nhãn mác được, vì lúc này La Phù vẫn thuộc Hà Tây cũ. Toàn bộ số hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương của cửa hàng này vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thu hồi chờ xử lý.
Ngoài ra kiểm tra các quầy hàng trong chợ Hôm, quận Hai Bà Trưng, hầu hết các mặt hàng khô được kinh doanh tại chợ này đều không rõ nguồn gốc, trong đó, một số hộ vẫn kinh doanh hạt dưa nhuộm phẩm màu độc hại.
Đến thời điểm này, chợ Đồng Xuân mới có 43/tổng số 155 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do chưa hoàn thành hồ sơ để làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu quận Hoàn Kiếm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ, nếu sản phẩm nào chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì tạm thời đình chỉ kinh doanh, đối với thực phẩm sang bao đóng gói cũng phải có đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý như sản phẩm thực phẩm không sang bao mới được bán ra thị trường.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm Nguyễn Thị Tuyết cho biết, quận Hoàn Kiếm có trên 3.000 cơ sở trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, chợ và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, diện tích cơ sở chật hẹp, trình độ kinh doanh thực phẩm không cao. Đến thời điểm này, quận mới có 55% số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần, toàn thành phố Hà Nội tổ chức trên 600 đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung kiểm tra một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ nhiều trong dịp Tết như rau, thịt, cá, thủy sản, các loại mắm.../.
Trong chợ, hàng hóa phục vụ Tết từ bánh kẹo, mứt, ô mai cho đến các sản phẩm đồ khô như tôm, cá, măng, mộc nhĩ, nấm hương... đầy ắp, phần lớn tăng giá khoảng 10% nhưng sức mua giảm hẳn so với năm trước.
Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố đã kiểm tra tại các gian hàng khu vực bánh kẹo và thực phẩm khô nhưng chỉ phát hiện quầy Hiền-Linh 38 B1 có bán hạt dưa đỏ không rõ nguồn gốc.
Đoàn đã giao cho Công ty Cổ phần Đồng Xuân tạm thời đình chỉ kinh doanh trong 3 ngày để xử lý theo quy định.
Theo ông Lê Quý Hùng, Đội Quản lý thị trường số 14, thực tế tất cả các trường hợp hạt dưa đỏ kiểm tra trên địa bàn Hà Nội trước đây đều nhuộm phẩm mầu công nghiệp, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, những sản phẩm hạt dưa đỏ có công bố chất lượng sản phẩm, được cơ quan chức năng kiểm nghiệm không sử dụng phẩm mầu công nghiệp vẫn được lưu thông trên thị trường.
Giám đốc Sở Y tế Lê Anh Tuấn cũng khẳng định, Sở đã cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho một số cơ sở sản xuất hạt bí, riêng hạt dưa đỏ thì chưa cấp giấy chứng nhận cho cơ sở nào. Nếu cơ sở hạt dưa nào có nhãn mác đăng ký chất lượng của Hà Nội đều là giả mạo.
Trước đó, ngày 9/1, kiểm tra tại cửa hàng 70 E Trần Xuân Soạn, quận Hai Bà Trưng, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện hàng chục bịch hạt dưa, hạt bí, hướng dương vi phạm qui chế nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tất cả các sản phẩm này đều của cơ sở sản xuất Anh Thắng, trên nhãn mác ghi rõ : ĐKCL-YTHN, năm 2001.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế cho biết: “Đây là nhãn mác giả mạo, năm 2001 Sở Y tế Hà Nội không thể cấp giấy chứng nhận VSATTP cho các cơ sở sản xuất thực phẩm ở La Phù như ghi trên nhãn mác được, vì lúc này La Phù vẫn thuộc Hà Tây cũ. Toàn bộ số hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương của cửa hàng này vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thu hồi chờ xử lý.
Ngoài ra kiểm tra các quầy hàng trong chợ Hôm, quận Hai Bà Trưng, hầu hết các mặt hàng khô được kinh doanh tại chợ này đều không rõ nguồn gốc, trong đó, một số hộ vẫn kinh doanh hạt dưa nhuộm phẩm màu độc hại.
Đến thời điểm này, chợ Đồng Xuân mới có 43/tổng số 155 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do chưa hoàn thành hồ sơ để làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu quận Hoàn Kiếm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ, nếu sản phẩm nào chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì tạm thời đình chỉ kinh doanh, đối với thực phẩm sang bao đóng gói cũng phải có đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý như sản phẩm thực phẩm không sang bao mới được bán ra thị trường.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm Nguyễn Thị Tuyết cho biết, quận Hoàn Kiếm có trên 3.000 cơ sở trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, chợ và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, diện tích cơ sở chật hẹp, trình độ kinh doanh thực phẩm không cao. Đến thời điểm này, quận mới có 55% số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần, toàn thành phố Hà Nội tổ chức trên 600 đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung kiểm tra một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ nhiều trong dịp Tết như rau, thịt, cá, thủy sản, các loại mắm.../.
Tuyết Mai (Vietnam+)