Trong khi sự việc cháu bé bị bắt cóc tại bệnh viện phụ sản Trung ương hồi tháng 11/2011 vẫn làm dư luận chưa hết bàng hoàng thì một nghi án “trao nhầm trẻ” lại được dấy lên tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Người nhà sản phụ khẳng định, có những dấu hiệu của hành vi đánh tráo trẻ vì mục đích cá nhân trong vụ việc này. Mặc dù vậy, đại diện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khẳng định: không hề có chuyện đánh tráo mà chỉ có sai phạm ở quy trình.
Nghi án đánh tráo trẻ
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, đại diện gia đình, ông Trần Bá Lượng cho hay, vào sáng 7/1 vừa qua, em ông là chị Trần Thị Thủy, sinh năm 1978 ở Miêu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội nhập viện Phụ sản Hà Nội. Tại đây, chị Thủy được chỉ định phải mổ đẻ.
Đến 8 giờ 45 phút cùng ngày, chị Thủy sinh được một cháu trai nặng 3,4 kg. Cháu bé sau đó được gắn số 550 ở cổ để đánh dấu.
“Các bác sỹ có hẹn gia đình em tôi đến 15 giờ ngày 7/1 sẽ được nhận lại con,” ông Lượng cho hay.
Đúng lịch đã hẹn, chồng chị Thủy là anh Trần Mạnh Hùng cùng ông Lượng háo hức đến nhận con, cháu. Tuy nhiên, đến viện, cả hai người mới tá hỏa bởi không tìm thấy cháu bé nào mang mã số 550.
“Lúc này, chúng tôi thông báo lại cho các bác sỹ và các nhân viên trực thì mọi người mới biết và đổ dồn đi tìm cháu,” ông Lượng bức xúc.
Sau 15 phút, các y bác sỹ mới phát hiện, cháu bé con chị Thủy đã bị trao nhầm cho gia đình chị Lê Kim Oanh, trú tại Quan Hoa, Cầu Giấy Hà Nội. Chị Oanh cũng là một sản phụ vừa sinh cháu được đánh số thứ tự 585.
Theo ông Lượng, ngay từ lần đầu tiên ông lên đón cháu đã không thấy cháu đâu là điều không thể chấp nhận được. Sự việc này thể hiện Bệnh viện đã có những sai phạm nghiêm trọng trong quy trình giao nhận trẻ sơ sinh.
“Đáng nói là khi gia đình tôi yêu cầu được lập biên bản sự việc thì một nhân viên mặc áo xanh còn thách thức chúng tôi muốn thì cứ đi mà gặp lãnh đạo,” ông Lượng không giấu nổi sự bực mình.
Ông cho biết thêm, theo thông tin gia đình nhận được, cháu bé bị “trao nhầm” có tiểu sử bệnh lý từ gia đình. Bởi vậy, ông đặt ra nghi vấn về việc “cố tình” đánh tráo trẻ với sự thông đồng của nhân viên điều dưỡng và gia đình sản phụ kia.
“Gia đình chúng tôi chỉ muốn nhận được một lời giải thích rõ ràng cũng như lời xin lỗi từ phía bệnh viện,” ông Lượng nhấn mạnh.
Bệnh viện thừa nhận sai sót
Ngày hôm nay, 10/1, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có buổi gặp mặt với ông Lượng để làm rõ các vấn đề có liên quan. Tại buổi gặp này, ông Nguyễn Mạnh Trí, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện khẳng định: Để xảy ra sự việc này, bản thân các nhân viên y tá đã sai trong quy trình giao nhận trẻ cho gia đình. Mặc dù vậy, chắc chắn không có chuyện “đánh tráo” trẻ.
Lý giải về quy trình giao nhận trẻ, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay khi sản phụ sinh, thì mẹ và bé đều đeo chung một số. Cả trên hồ sơ cũng có số, tổng cộng là phải có bốn số.
“Khi đi nhận cháu bé, chúng tôi phải kiểm tra đầy đủ cả 4 số đó, đảm bảo trùng nhau thì chúng tôi mới cho nhận. Khi sinh xong, trong trường hợp sản phụ tỉnh thì chúng tôi sẽ thông báo luôn cân nặng em bé, cho mẹ nhìn con luôn,” vị đại diện bệnh viện cho hay.
Riêng trong sự việc xảy ra với sản phụ Thủy, ông Trí thừa nhận: So với quy trình thì đúng là sai.
“Chúng tôi biết đó là sai và chúng tôi nhận là sai. Chúng tôi sẽ xử lí vấn đề này,” ông Trí nhấn mạnh.
Vị trưởng phòng này cũng cho biết thêm, ngay sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã yêu cầu các cá nhân liên quan tiến hành làm kiểm điểm. Bệnh viện sẽ xem xét và kiên quyết xử lý những sai phạm theo đúng quy định để tránh xảy ra sự việc lần thứ hai.
Riêng về nghi vấn “đánh tráo trẻ”, ông Trí cũng khẳng định, thực tế không hề có bất kỳ sự đánh tráo nào. Bởi, theo ông, khi sự việc xảy ra, hai cháu bé vẫn còn trong viện.
“Giả sử có muốn đánh tráo thật thì cũng phải làm nhiều khâu chứ không đơn giản và cũng không ai làm thô thiển, lộ liễu như thế,” bác sỹ Trí bày tỏ quan điểm.
Liên quan đến sự việc này, hôm nay, một lãnh đạo của bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, về nguyên tắc, khi người dân góp ý thì bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến để xây dựng bệnh viện. Riêng với trường hợp này, ngay từ đầu tuần, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã họp và chỉ đạo các bộ phận cần khẩn trương làm rõ.
Vị lãnh đạo này cũng thừa nhận kíp trực đã không làm đúng trách nhiệm và sự việc trên là do sơ suất chứ không có hiện tượng tiêu cực.
Đáng chú ý, sự việc này xảy ra chỉ cách vụ việc cháu bé bị bắt cóc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vài tháng. Mới đây tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cũng xảy ra sự việc trao nhầm con giữa hai sản phụ. Sự việc chỉ được phát hiện khi các sản phụ làm thủ tục xuất viện.
Một loạt sự kiện đang làm dấy lên câu hỏi về tính chặt chẽ trong các quy trình giao, nhận trẻ tại các bệnh viện phụ sản hiện nay./.
Nghi án đánh tráo trẻ
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, đại diện gia đình, ông Trần Bá Lượng cho hay, vào sáng 7/1 vừa qua, em ông là chị Trần Thị Thủy, sinh năm 1978 ở Miêu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội nhập viện Phụ sản Hà Nội. Tại đây, chị Thủy được chỉ định phải mổ đẻ.
Đến 8 giờ 45 phút cùng ngày, chị Thủy sinh được một cháu trai nặng 3,4 kg. Cháu bé sau đó được gắn số 550 ở cổ để đánh dấu.
“Các bác sỹ có hẹn gia đình em tôi đến 15 giờ ngày 7/1 sẽ được nhận lại con,” ông Lượng cho hay.
Đúng lịch đã hẹn, chồng chị Thủy là anh Trần Mạnh Hùng cùng ông Lượng háo hức đến nhận con, cháu. Tuy nhiên, đến viện, cả hai người mới tá hỏa bởi không tìm thấy cháu bé nào mang mã số 550.
“Lúc này, chúng tôi thông báo lại cho các bác sỹ và các nhân viên trực thì mọi người mới biết và đổ dồn đi tìm cháu,” ông Lượng bức xúc.
Sau 15 phút, các y bác sỹ mới phát hiện, cháu bé con chị Thủy đã bị trao nhầm cho gia đình chị Lê Kim Oanh, trú tại Quan Hoa, Cầu Giấy Hà Nội. Chị Oanh cũng là một sản phụ vừa sinh cháu được đánh số thứ tự 585.
Theo ông Lượng, ngay từ lần đầu tiên ông lên đón cháu đã không thấy cháu đâu là điều không thể chấp nhận được. Sự việc này thể hiện Bệnh viện đã có những sai phạm nghiêm trọng trong quy trình giao nhận trẻ sơ sinh.
“Đáng nói là khi gia đình tôi yêu cầu được lập biên bản sự việc thì một nhân viên mặc áo xanh còn thách thức chúng tôi muốn thì cứ đi mà gặp lãnh đạo,” ông Lượng không giấu nổi sự bực mình.
Ông cho biết thêm, theo thông tin gia đình nhận được, cháu bé bị “trao nhầm” có tiểu sử bệnh lý từ gia đình. Bởi vậy, ông đặt ra nghi vấn về việc “cố tình” đánh tráo trẻ với sự thông đồng của nhân viên điều dưỡng và gia đình sản phụ kia.
“Gia đình chúng tôi chỉ muốn nhận được một lời giải thích rõ ràng cũng như lời xin lỗi từ phía bệnh viện,” ông Lượng nhấn mạnh.
Bệnh viện thừa nhận sai sót
Ngày hôm nay, 10/1, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có buổi gặp mặt với ông Lượng để làm rõ các vấn đề có liên quan. Tại buổi gặp này, ông Nguyễn Mạnh Trí, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện khẳng định: Để xảy ra sự việc này, bản thân các nhân viên y tá đã sai trong quy trình giao nhận trẻ cho gia đình. Mặc dù vậy, chắc chắn không có chuyện “đánh tráo” trẻ.
Lý giải về quy trình giao nhận trẻ, đại diện bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay khi sản phụ sinh, thì mẹ và bé đều đeo chung một số. Cả trên hồ sơ cũng có số, tổng cộng là phải có bốn số.
“Khi đi nhận cháu bé, chúng tôi phải kiểm tra đầy đủ cả 4 số đó, đảm bảo trùng nhau thì chúng tôi mới cho nhận. Khi sinh xong, trong trường hợp sản phụ tỉnh thì chúng tôi sẽ thông báo luôn cân nặng em bé, cho mẹ nhìn con luôn,” vị đại diện bệnh viện cho hay.
Riêng trong sự việc xảy ra với sản phụ Thủy, ông Trí thừa nhận: So với quy trình thì đúng là sai.
“Chúng tôi biết đó là sai và chúng tôi nhận là sai. Chúng tôi sẽ xử lí vấn đề này,” ông Trí nhấn mạnh.
Vị trưởng phòng này cũng cho biết thêm, ngay sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã yêu cầu các cá nhân liên quan tiến hành làm kiểm điểm. Bệnh viện sẽ xem xét và kiên quyết xử lý những sai phạm theo đúng quy định để tránh xảy ra sự việc lần thứ hai.
Riêng về nghi vấn “đánh tráo trẻ”, ông Trí cũng khẳng định, thực tế không hề có bất kỳ sự đánh tráo nào. Bởi, theo ông, khi sự việc xảy ra, hai cháu bé vẫn còn trong viện.
“Giả sử có muốn đánh tráo thật thì cũng phải làm nhiều khâu chứ không đơn giản và cũng không ai làm thô thiển, lộ liễu như thế,” bác sỹ Trí bày tỏ quan điểm.
Liên quan đến sự việc này, hôm nay, một lãnh đạo của bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, về nguyên tắc, khi người dân góp ý thì bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến để xây dựng bệnh viện. Riêng với trường hợp này, ngay từ đầu tuần, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã họp và chỉ đạo các bộ phận cần khẩn trương làm rõ.
Vị lãnh đạo này cũng thừa nhận kíp trực đã không làm đúng trách nhiệm và sự việc trên là do sơ suất chứ không có hiện tượng tiêu cực.
Đáng chú ý, sự việc này xảy ra chỉ cách vụ việc cháu bé bị bắt cóc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vài tháng. Mới đây tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cũng xảy ra sự việc trao nhầm con giữa hai sản phụ. Sự việc chỉ được phát hiện khi các sản phụ làm thủ tục xuất viện.
Một loạt sự kiện đang làm dấy lên câu hỏi về tính chặt chẽ trong các quy trình giao, nhận trẻ tại các bệnh viện phụ sản hiện nay./.
Phương Mai - Sơn Bách (Vietnam+)