Sau một ngày rưỡi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm, ngày 28/12, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII tổ chức tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp.
VietnamPlus trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Tổng kết và phát động thi đua của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương tại Đại hội:
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng,
Thưa các vị khách và các vị đại biểu,
Từ nhiều tháng qua, công tác chuẩn bị cho Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII được triển khai tích cực và đồng bộ. Ở các cấp, các ngành, các địa phương, việc tiến hành Đại hội Thi đua yêu nước đã được triển khai thực hiện từ cơ sở thông qua việc tổ chức các Hội nghị điển hình tiên tiến, Đại hội Thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cả nước đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2010, kế hoạch 5 năm 2006-2010 và góp phần vào sự thành công tốt đẹp của Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc hôm nay.
Sau một ngày rưỡi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm, Đại hội chúng ta đã nghe Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015, do đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình bày; Đại hội chúng ta cũng đã được nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo sâu sắc tâm huyết của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các báo cáo tham luận rất sáng tạo và thực sự tiêu biểu của các đơn vị, các đại biểu cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc từ các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương trong cả nước.
Đại hội chúng ta đã thống nhất đánh giá phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm qua đã có bước phát triển mới thiết thực, hiệu quả. Các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được phát động mạnh mẽ, sâu rộng và đã cổ vũ, động viên được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua phấn đấu, khắc phục khó khăn, đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng với các phong trào thi đua của toàn quốc, ở ngành nào, địa phương nào cũng có những phong trào thi đua, với nội dung thiết thực và hình thức tổ chức phong phú, đã động viên và thu hút được đông đảo cán bộ công nhân viên và nhân dân tham gia; hệ thống các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tổ chức bộ máy về thi đua khen thưởng tiếp tục được hoàn thiện.
Kết quả của các phong trào thi đua và công tác khen thưởng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 của đất nước ta. Chúng ta đã ứng phó có kết quả với những diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thế giới, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân khoảng 7%/năm.
GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.160USD, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 9,5%, an sinh và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm và bảo đảm ngày càng tốt hơn; chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.
Những thành tựu, những kết quả này đã tạo ra những tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo.
Từ những phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã được Đảng Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu và hình thức khen thưởng cao quý.
Chúng ta đánh giá cao, trân trọng ghi nhận và thực sự xúc động về những hành động, về những việc làm cao đẹp, những thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến đã báo cáo và giao lưu tại Đại hội. Đây thực sự là những bông hoa đẹp trong vườn hoa ngát hương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống và kết quả tốt đẹp về thi đua yêu nước của dân tộc ta. Đây là những tấm gương sáng để mọi người chúng ta học tập noi theo.
Đại hội chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thế hệ cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở khắp mọi vùng miền của Tổ quốc, đã vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh cống hiến to lớn về sức người, sức của và cả máu xương của mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay dân tộc ta lại tiếp tục vượt qua muôn vàn khó khăn thách thức, đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội chúng ta cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém trong công tác thi đua khen thưởng, đồng thời phân tích làm rõ những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, đồng thời rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí báu trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức công tác thi đua khen thưởng, rất có ý nghĩa cho thời gian tới.
Thưa quý vị đại biểu,
Thưa Đại hội,
Bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và chiến lược 10 năm tới, cả nước tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 đạt từ 7-7,5%/năm; đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2000 USD, gấp 1,7 lần năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/ mỗi năm; tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề với thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen nhau.
Để tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua thách thức khó khăn phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và làm tốt hơn nữa công tác khen thưởng. Thay mặt Chính phủ, thay mặt Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, tôi chính thức phát động phong trào thi đua trong cả nước với chủ đề: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015” với những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là: Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân, tạo thành cao trào hành động cách mạng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức… cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào công tác thi đua khen thưởng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy đầy đủ vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, được các tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội tham gia tích cực, thường xuyên liên tục, tự giác thì mới tạo ra được động lực thực sự và đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Hai là: Gắn phong trào thi đua yêu nước với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” qua đó làm cho mọi người thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, phải thường xuyên quan tâm phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Việc học tập và làm theo các tấm gương người tốt, việc tốt không những có tác dụng tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy mọi khả năng và phẩm chất tốt đẹp để hoàn thành các nhiệm vụ, mà còn góp phần tích cực bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, những việc làm tiêu cực, những thói hư tật xấu.
Ba là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong các phong trào thi đua. Thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị cơ sở, trong từng thời gian; đồng thời phải chú trọng hướng vào giải quyết các vấn đề cấp bách, khó khăn phức tạp đặt ra. Cùng với việc tổ chức phát động, tổng kết phong trào thi đua chung hàng năm, cần phải quan tâm phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề với nội dung và hình thức phù hợp, bảo đảm thực thi và hiệu quả.
Bốn là: Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, bảo đảm dân chủ, công khai, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn lan, làm suy giảm ý nghĩa của việc khen thưởng và phải kiên quyết chống bệnh thành tích. Chú trọng khen thưởng người lao động, người trực tiếp sản xuất kinh doanh, công tác và học tập. Làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về tổ chức tôn vinh các danh hiệu và trao giải thưởng cho các doanh nhân, doanh nghiệp; bảo đảm tính tiêu biểu, nêu gương, giáo dục và tạo được tác động tích cực lan toả trong toàn xã hội.
Năm là: Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi pháp luật về thi đua khen thưởng. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy về thi đua khen thưởng, trong đó khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua khen thưởng cho phù hợp với tình hình mới.
Sau Đại hội hôm nay, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương mình tiếp tục phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng của Bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình.
;
Với tinh thần đó, thay mặt lãnh đạo Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua đạt thành tích tốt nhất, cao nhất, góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn.
Nhân dịp năm mới-Tân Mão, xin chúc các vị đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc, thành công.
Xin trân trọng cám ơn./.
VietnamPlus trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Tổng kết và phát động thi đua của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương tại Đại hội:
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng,
Thưa các vị khách và các vị đại biểu,
Từ nhiều tháng qua, công tác chuẩn bị cho Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII được triển khai tích cực và đồng bộ. Ở các cấp, các ngành, các địa phương, việc tiến hành Đại hội Thi đua yêu nước đã được triển khai thực hiện từ cơ sở thông qua việc tổ chức các Hội nghị điển hình tiên tiến, Đại hội Thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cả nước đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2010, kế hoạch 5 năm 2006-2010 và góp phần vào sự thành công tốt đẹp của Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc hôm nay.
Sau một ngày rưỡi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm, Đại hội chúng ta đã nghe Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015, do đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình bày; Đại hội chúng ta cũng đã được nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo sâu sắc tâm huyết của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các báo cáo tham luận rất sáng tạo và thực sự tiêu biểu của các đơn vị, các đại biểu cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc từ các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương trong cả nước.
Đại hội chúng ta đã thống nhất đánh giá phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm qua đã có bước phát triển mới thiết thực, hiệu quả. Các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được phát động mạnh mẽ, sâu rộng và đã cổ vũ, động viên được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua phấn đấu, khắc phục khó khăn, đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng với các phong trào thi đua của toàn quốc, ở ngành nào, địa phương nào cũng có những phong trào thi đua, với nội dung thiết thực và hình thức tổ chức phong phú, đã động viên và thu hút được đông đảo cán bộ công nhân viên và nhân dân tham gia; hệ thống các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tổ chức bộ máy về thi đua khen thưởng tiếp tục được hoàn thiện.
Kết quả của các phong trào thi đua và công tác khen thưởng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 của đất nước ta. Chúng ta đã ứng phó có kết quả với những diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thế giới, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân khoảng 7%/năm.
GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.160USD, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 9,5%, an sinh và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm và bảo đảm ngày càng tốt hơn; chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.
Những thành tựu, những kết quả này đã tạo ra những tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo.
Từ những phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã được Đảng Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu và hình thức khen thưởng cao quý.
Chúng ta đánh giá cao, trân trọng ghi nhận và thực sự xúc động về những hành động, về những việc làm cao đẹp, những thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến đã báo cáo và giao lưu tại Đại hội. Đây thực sự là những bông hoa đẹp trong vườn hoa ngát hương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tô thắm thêm truyền thống và kết quả tốt đẹp về thi đua yêu nước của dân tộc ta. Đây là những tấm gương sáng để mọi người chúng ta học tập noi theo.
Đại hội chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thế hệ cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở khắp mọi vùng miền của Tổ quốc, đã vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh cống hiến to lớn về sức người, sức của và cả máu xương của mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay dân tộc ta lại tiếp tục vượt qua muôn vàn khó khăn thách thức, đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội chúng ta cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém trong công tác thi đua khen thưởng, đồng thời phân tích làm rõ những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, đồng thời rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí báu trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức công tác thi đua khen thưởng, rất có ý nghĩa cho thời gian tới.
Thưa quý vị đại biểu,
Thưa Đại hội,
Bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và chiến lược 10 năm tới, cả nước tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 đạt từ 7-7,5%/năm; đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2000 USD, gấp 1,7 lần năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/ mỗi năm; tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề với thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen nhau.
Để tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua thách thức khó khăn phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và làm tốt hơn nữa công tác khen thưởng. Thay mặt Chính phủ, thay mặt Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, tôi chính thức phát động phong trào thi đua trong cả nước với chủ đề: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015” với những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là: Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân, tạo thành cao trào hành động cách mạng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức… cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào công tác thi đua khen thưởng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy đầy đủ vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, được các tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội tham gia tích cực, thường xuyên liên tục, tự giác thì mới tạo ra được động lực thực sự và đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Hai là: Gắn phong trào thi đua yêu nước với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” qua đó làm cho mọi người thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, phải thường xuyên quan tâm phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Việc học tập và làm theo các tấm gương người tốt, việc tốt không những có tác dụng tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy mọi khả năng và phẩm chất tốt đẹp để hoàn thành các nhiệm vụ, mà còn góp phần tích cực bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, những việc làm tiêu cực, những thói hư tật xấu.
Ba là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong các phong trào thi đua. Thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị cơ sở, trong từng thời gian; đồng thời phải chú trọng hướng vào giải quyết các vấn đề cấp bách, khó khăn phức tạp đặt ra. Cùng với việc tổ chức phát động, tổng kết phong trào thi đua chung hàng năm, cần phải quan tâm phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề với nội dung và hình thức phù hợp, bảo đảm thực thi và hiệu quả.
Bốn là: Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, bảo đảm dân chủ, công khai, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn lan, làm suy giảm ý nghĩa của việc khen thưởng và phải kiên quyết chống bệnh thành tích. Chú trọng khen thưởng người lao động, người trực tiếp sản xuất kinh doanh, công tác và học tập. Làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về tổ chức tôn vinh các danh hiệu và trao giải thưởng cho các doanh nhân, doanh nghiệp; bảo đảm tính tiêu biểu, nêu gương, giáo dục và tạo được tác động tích cực lan toả trong toàn xã hội.
Năm là: Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi pháp luật về thi đua khen thưởng. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy về thi đua khen thưởng, trong đó khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua khen thưởng cho phù hợp với tình hình mới.
Sau Đại hội hôm nay, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương mình tiếp tục phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng của Bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình.
;
Với tinh thần đó, thay mặt lãnh đạo Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua đạt thành tích tốt nhất, cao nhất, góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn.
Nhân dịp năm mới-Tân Mão, xin chúc các vị đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc, thành công.
Xin trân trọng cám ơn./.
(TTXVN/Vietnam+)