Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đầu tư 3,04 triệu USD tương đương 62,907 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa tại 7 tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tiến sỹ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết thời gian thực hiện Chương trình là 4 năm (từ 2013 đến 2016). Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) thuộc Hợp phần 2: Khôi phục và nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (WB6)
IPM trên cây lúa được coi là tiến bộ khoa học nông nghiệp mới mẽ và hiệu quả dựa trên nguyên tắc giảm chi phí đầu tư đầu vào là giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật đồng thời tăng năng suất và sản lượng lúa hàng hóa, nâng chất lượng nông sản tham gia thị trường.
Cơ sở khoa học của IPM trên lúa chú trọng hạt giống khỏe, quản lý dịch hại theo hướng cân bằng hệ sinh thái trên ruộng lúa, khắc phục tập quán sạ dày và bón phân thiếu cân đối giữa đạm, lân, kali...
Mục tiêu Chương trình nhằm giảm bớt 50% lượng thuốc trừ sâu và giảm 10% lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng vào năm 2016 gắn với xây dựng hệ canh tác bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường. Để đạt kết quả, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền, đoàn thể hữu quan và nhân dân trong vùng được hưởng lợi thông qua công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, hỗ trợ chuyển đổi tư duy và tập quán sản xuất...
Các nhiệm vụ trọng yếu được đặt ra cho các tỉnh trong vùng thực hiện Chương trình gồm điều tra cơ sở nhằm xác định loại và số lượng thuốc trừ sâu, phân bón và hóa chất nông nghiệp được sử dụng bởi nông dân; đào tạo nông dân và trình diễn các phương thức canh tác tốt, hiệu quả; hỗ trợ người nghèo và phụ nữ thông qua việc mua trang bị bảo hộ lao động giao cho Hội Nông dân hoặc Hội Phụ nữ quản lý cấp phát, khuyến khích chị em phụ nữ tham gia tích cực hơn vào các chương trình đào tạo, tập huấn về IPM.
Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình, Ban Quản lý tăng cường quy chế quản lý, các nhà cung cấp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật sẽ đăng ký và được đào tạo để hiểu về những yêu cầu pháp lý liên quan thuốc trừ sâu và xử lý hóa chất nông nghiệp, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản hàng hóa, khắc phục ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe....
Ban Quản lý Chương trình cũng phân cấp và xác định nhiệm vụ thực hiện ở từng cấp nhằm đạt mục tiêu đề ra của Chương trình lớn này trong đó cấp Trung ương thực hiện các hoạt động tư vấn và hội thảo, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật canh tác, xây dựng kế hoạch phân bổ cho các địa phương về tập huấn IPM cho nông dân...; các hoạt động khác sẽ do các tỉnh được hưởng lợi từ Chương trình thực hiện và triển khai ngay trong 6 tháng cuối năm 2013./.
Tiến sỹ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết thời gian thực hiện Chương trình là 4 năm (từ 2013 đến 2016). Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) thuộc Hợp phần 2: Khôi phục và nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (WB6)
IPM trên cây lúa được coi là tiến bộ khoa học nông nghiệp mới mẽ và hiệu quả dựa trên nguyên tắc giảm chi phí đầu tư đầu vào là giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật đồng thời tăng năng suất và sản lượng lúa hàng hóa, nâng chất lượng nông sản tham gia thị trường.
Cơ sở khoa học của IPM trên lúa chú trọng hạt giống khỏe, quản lý dịch hại theo hướng cân bằng hệ sinh thái trên ruộng lúa, khắc phục tập quán sạ dày và bón phân thiếu cân đối giữa đạm, lân, kali...
Mục tiêu Chương trình nhằm giảm bớt 50% lượng thuốc trừ sâu và giảm 10% lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng vào năm 2016 gắn với xây dựng hệ canh tác bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường. Để đạt kết quả, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền, đoàn thể hữu quan và nhân dân trong vùng được hưởng lợi thông qua công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, hỗ trợ chuyển đổi tư duy và tập quán sản xuất...
Các nhiệm vụ trọng yếu được đặt ra cho các tỉnh trong vùng thực hiện Chương trình gồm điều tra cơ sở nhằm xác định loại và số lượng thuốc trừ sâu, phân bón và hóa chất nông nghiệp được sử dụng bởi nông dân; đào tạo nông dân và trình diễn các phương thức canh tác tốt, hiệu quả; hỗ trợ người nghèo và phụ nữ thông qua việc mua trang bị bảo hộ lao động giao cho Hội Nông dân hoặc Hội Phụ nữ quản lý cấp phát, khuyến khích chị em phụ nữ tham gia tích cực hơn vào các chương trình đào tạo, tập huấn về IPM.
Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình, Ban Quản lý tăng cường quy chế quản lý, các nhà cung cấp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật sẽ đăng ký và được đào tạo để hiểu về những yêu cầu pháp lý liên quan thuốc trừ sâu và xử lý hóa chất nông nghiệp, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản hàng hóa, khắc phục ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe....
Ban Quản lý Chương trình cũng phân cấp và xác định nhiệm vụ thực hiện ở từng cấp nhằm đạt mục tiêu đề ra của Chương trình lớn này trong đó cấp Trung ương thực hiện các hoạt động tư vấn và hội thảo, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật canh tác, xây dựng kế hoạch phân bổ cho các địa phương về tập huấn IPM cho nông dân...; các hoạt động khác sẽ do các tỉnh được hưởng lợi từ Chương trình thực hiện và triển khai ngay trong 6 tháng cuối năm 2013./.
Minh Trí (TTXVN)