Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã khép lại sau phiên họp chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng tầm quan trọng của hội nghị đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và đại diện các bộ, ngành của Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp rất nhiều khó khăn, việc đưa ra mức cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2012 đạt tới 7,386 tỷ USD đã khẳng định sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện cải cách kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội nghị cũng cho thấy, để có thể thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ODA, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa.
Hội nghị CG năm nay tiếp tục được chờ đợi bởi đây là sự kiện phản ánh rõ nhất quan điểm của các nhà tài trợ cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và hầu hết các nước đều phải dồn sức để củng cố kinh tế của quốc gia mình.
Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nhận định, năm 2011 là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, song cũng là năm ghi nhận những thành công của Việt Nam trong xử lý, điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội…
Theo bà Victoria Kwakwa, là một quốc gia có độ mở của nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh cả mặt tích cực và tiêu cực trước những biến động của kinh tế thế giới. Vì vậy, điều quan trọng là Việt Nam cần có các giải pháp hợp lý trong tái cấu trúc kinh tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng tình với việc Chính phủ Việt Nam quyết định thiết lập một mô hình tăng trưởng kinh tế mới và điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng phù hợp hơn với thực tiễn, Điều phối viên Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, việc cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế cần tính đến xây dựng khả năng chống đỡ trước những cú sốc không thể dự đoán được cả từ bên trong và nên ngoài đối với nền kinh tế và đối với cuộc sống của người dân.
Việc tái cơ cấu nền kinh tế cũng cần bao gồm cả các biện pháp nhằm tránh phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước như hiện nay, đồng thời cần tăng cường đầu tư cho khối doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và rất nhỏ.
Trong khi đó, ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng ngoài những đòi hỏi trước mắt để ổn định kinh tế vĩ mô, còn có một yêu cầu lớn hơn là đặt nền kinh tế trên một con đường mới để hỗ trợ sự tăng trưởng tiếp tục lớn mạnh trong tương lai.
Ông Sanjay Kalra nhấn mạnh: "Cải cách các doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng để giảm rủi ro cho nền kinh tế và tăng trưởng dài hạn. IMF hoan nghênh các bước đã được thực hiện để giảm đầu tư không hiệu quả và các kế hoạch để các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính. Nhưng hơn nữa, việc quản lý, giám sát và tính minh bạch cần phải được tăng cường để cải thiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước một cách bền vững, sử dụng hiệu quả từng đồng vốn ODA."
Theo đánh giá từ các đối tác phát triển của Việt Nam như Liên hợp quốc, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU), Nhóm G4 (Canada, Thụy Sĩ, Na Uy, New Zealand) và đại sứ các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc..., Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã củng cố và tạo được niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam cam kết sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của cộng đồng tài trợ quốc tế. Trước mắt, chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy giải ngân các dự án ODA nhanh hơn, hiệu quả hơn. Thủ tướng cho biết đến nay, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát đã được kiểm soát, giá cả giảm liên tục trong 6 tháng qua.
Dự báo, cả năm 2011, CPI của Việt Nam tăng khoảng 18% so với tháng 12/2010.
“Theo đà này, chúng tôi cho rằng, năm 2012, Việt Nam có khả năng kiểm soát lạm phát ở khoảng 9%. Lãi suất tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng có xu hướng giảm cùng với việc giảm CPI. Tỷ giá cơ bản ổn định. Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành theo xu hướng này để giữ ổn định đồng tiền Việt Nam và giữ ổn định thị trường tín dụng Việt Nam.” - Thủ tướng nói.
Trên cơ sở nhận diện những khó khăn và thách thức trong năm 2012, Thủ tướng cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời sẽ triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó tập trung vào tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp và thị trường tài chính; duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Bên cạnh sự nỗ lực cao nhất bằng nguồn nội lực, Việt Nam luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, con số 7,386 tỷ USD cam kết ODA cho Việt Nam năm 2012 rất quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh cần rất nhiều nguồn lực để theo đuổi các mục tiêu tái cơ cấu đã lựa chọn.
Ông Bùi Quang Vinh cũng chỉ ra ý nghĩa của sự trợ giúp này trong hoàn cảnh các đối tác phát triển và các nhà tài trợ lớn đều đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, sự ưu tiên của các đối tác phát triển cũng phải giảm đi theo quy định chung nên con số đạt được là rất đáng trân trọng.
Cũng chính từ sự trân trọng này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: "Việt Nam đã thay đổi theo hướng giảm dần đầu tư công, mở ra các kênh mới, tạo thêm điều kiện cho lĩnh vực tư nhân và nước ngoài tham gia đầu tư. Do vậy, mỗi một đồng vốn ODA là rất quý, chúng ta có trách nhiệm sử dụng từng đồng vốn này một cách hiệu quả."
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng cho biết thêm, bên cạnh Chỉ thị 1792 của Thủ tướng về tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, siết chặt hơn về yêu cầu bố trí vốn tập trung, không dàn trải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được giao, ngay trong quý I năm 2012, xây dựng Nghị định về xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, thay vì kế hoạch bố trí hàng năm, công bố rõ ràng các nguồn lực, bao gồm cả vốn ODA, để mỗi địa phương, bộ, ngành chủ động bố trí theo các tiêu chí chặt chẽ của Chính phủ về trách nhiệm của người ký quyết định, trách nhiệm giải ngân. Đây được xem là lời cam kết của Chính phủ Việt Nam về sử dụng ODA./.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp rất nhiều khó khăn, việc đưa ra mức cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2012 đạt tới 7,386 tỷ USD đã khẳng định sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện cải cách kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội nghị cũng cho thấy, để có thể thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ODA, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa.
Hội nghị CG năm nay tiếp tục được chờ đợi bởi đây là sự kiện phản ánh rõ nhất quan điểm của các nhà tài trợ cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và hầu hết các nước đều phải dồn sức để củng cố kinh tế của quốc gia mình.
Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nhận định, năm 2011 là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, song cũng là năm ghi nhận những thành công của Việt Nam trong xử lý, điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội…
Theo bà Victoria Kwakwa, là một quốc gia có độ mở của nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh cả mặt tích cực và tiêu cực trước những biến động của kinh tế thế giới. Vì vậy, điều quan trọng là Việt Nam cần có các giải pháp hợp lý trong tái cấu trúc kinh tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng tình với việc Chính phủ Việt Nam quyết định thiết lập một mô hình tăng trưởng kinh tế mới và điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng phù hợp hơn với thực tiễn, Điều phối viên Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, việc cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế cần tính đến xây dựng khả năng chống đỡ trước những cú sốc không thể dự đoán được cả từ bên trong và nên ngoài đối với nền kinh tế và đối với cuộc sống của người dân.
Việc tái cơ cấu nền kinh tế cũng cần bao gồm cả các biện pháp nhằm tránh phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước như hiện nay, đồng thời cần tăng cường đầu tư cho khối doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và rất nhỏ.
Trong khi đó, ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng ngoài những đòi hỏi trước mắt để ổn định kinh tế vĩ mô, còn có một yêu cầu lớn hơn là đặt nền kinh tế trên một con đường mới để hỗ trợ sự tăng trưởng tiếp tục lớn mạnh trong tương lai.
Ông Sanjay Kalra nhấn mạnh: "Cải cách các doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng để giảm rủi ro cho nền kinh tế và tăng trưởng dài hạn. IMF hoan nghênh các bước đã được thực hiện để giảm đầu tư không hiệu quả và các kế hoạch để các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính. Nhưng hơn nữa, việc quản lý, giám sát và tính minh bạch cần phải được tăng cường để cải thiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước một cách bền vững, sử dụng hiệu quả từng đồng vốn ODA."
Theo đánh giá từ các đối tác phát triển của Việt Nam như Liên hợp quốc, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU), Nhóm G4 (Canada, Thụy Sĩ, Na Uy, New Zealand) và đại sứ các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc..., Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã củng cố và tạo được niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam cam kết sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của cộng đồng tài trợ quốc tế. Trước mắt, chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy giải ngân các dự án ODA nhanh hơn, hiệu quả hơn. Thủ tướng cho biết đến nay, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát đã được kiểm soát, giá cả giảm liên tục trong 6 tháng qua.
Dự báo, cả năm 2011, CPI của Việt Nam tăng khoảng 18% so với tháng 12/2010.
“Theo đà này, chúng tôi cho rằng, năm 2012, Việt Nam có khả năng kiểm soát lạm phát ở khoảng 9%. Lãi suất tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng có xu hướng giảm cùng với việc giảm CPI. Tỷ giá cơ bản ổn định. Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành theo xu hướng này để giữ ổn định đồng tiền Việt Nam và giữ ổn định thị trường tín dụng Việt Nam.” - Thủ tướng nói.
Trên cơ sở nhận diện những khó khăn và thách thức trong năm 2012, Thủ tướng cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời sẽ triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó tập trung vào tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp và thị trường tài chính; duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Bên cạnh sự nỗ lực cao nhất bằng nguồn nội lực, Việt Nam luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, con số 7,386 tỷ USD cam kết ODA cho Việt Nam năm 2012 rất quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh cần rất nhiều nguồn lực để theo đuổi các mục tiêu tái cơ cấu đã lựa chọn.
Ông Bùi Quang Vinh cũng chỉ ra ý nghĩa của sự trợ giúp này trong hoàn cảnh các đối tác phát triển và các nhà tài trợ lớn đều đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, sự ưu tiên của các đối tác phát triển cũng phải giảm đi theo quy định chung nên con số đạt được là rất đáng trân trọng.
Cũng chính từ sự trân trọng này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: "Việt Nam đã thay đổi theo hướng giảm dần đầu tư công, mở ra các kênh mới, tạo thêm điều kiện cho lĩnh vực tư nhân và nước ngoài tham gia đầu tư. Do vậy, mỗi một đồng vốn ODA là rất quý, chúng ta có trách nhiệm sử dụng từng đồng vốn này một cách hiệu quả."
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng cho biết thêm, bên cạnh Chỉ thị 1792 của Thủ tướng về tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, siết chặt hơn về yêu cầu bố trí vốn tập trung, không dàn trải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được giao, ngay trong quý I năm 2012, xây dựng Nghị định về xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, thay vì kế hoạch bố trí hàng năm, công bố rõ ràng các nguồn lực, bao gồm cả vốn ODA, để mỗi địa phương, bộ, ngành chủ động bố trí theo các tiêu chí chặt chẽ của Chính phủ về trách nhiệm của người ký quyết định, trách nhiệm giải ngân. Đây được xem là lời cam kết của Chính phủ Việt Nam về sử dụng ODA./.
Lan Nhi (TTXVN/Vietnam+)