Ngày 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy triển khai thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá và góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực vào tháng Năm vừa qua, nhận thức của người dân và cộng đồng về tác hại đối với sức khỏe và kinh tế do thuốc lá gây ra ngày càng tăng. Tuy vậy, nguồn nhân lực để thực hiện thường xuyên công tác giám sát thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá tại các đơn vị còn thiếu.
Sở Y tế thành phố kiến nghị Bộ Y tế sớm thúc đẩy việc ban hành các văn bản dưới Luật để có cơ sở triển khai tốt hơn, đúng với Luật như các văn bản hướng dẫn cụ thể xử lý việc xử phạt vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng và các vi phạm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thuốc lá.
Bà Nguyễn Thị Thanh Dung, Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bến xe Miền Đông cho biết ngay từ khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá chưa có hiệu lực, Công ty đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện “Dự án triển khai thực hiện môi trường giao thông công cộng không khói thuốc lá,” do Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố là chủ nhiệm. Các lớp tập huấn tuyên truyền cho cán bộ nhân viên, nhà xe… đã được công ty thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, đối với khách vãng lai, Công ty chưa có biện pháp hữu hiệu để ràng buộc không hút thuốc lá.
Bà Dung đề nghị, cần sớm có hướng dẫn thi hành chi tiết và phân công lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm người có hành vi vi phạm Luật phòng chống tác hại thuốc lá kịp thời, hiệu quả, có tính giáo dục, răn đe cao.
Góp ý về sửa đổi Luật bảo hiểm y tế, ông Nguyễn Đức Thụ, Vụ các vấn đề xã hội cho biết Luật chưa có quy định hỗ trợ mua bảo hiểm y tế đối với những đối tượng đang sinh sống ở vùng hải đảo, nhất là đảo tiền tiêu của Tổ quốc, vì vậy cần bổ sung đối tượng này. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ người dân tộc Kinh sinh sống lâu đời ở khu vực khó khăn đặc biệt. Đối với đối tượng từ 80 tuổi trở lên, Luật cũng cần hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế.
Hiện Luật chưa quy định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình nên trong thực tế chỉ có người ốm, bệnh mạn tính, bệnh nặng mới tham gia bảo hiểm y tế. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện luôn bị bội chi bảo hiểm y tế ở mức cao nhất, đóng khoảng 8,6% nhưng sử dụng cao gấp 3 lần./.
Đại diện lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực vào tháng Năm vừa qua, nhận thức của người dân và cộng đồng về tác hại đối với sức khỏe và kinh tế do thuốc lá gây ra ngày càng tăng. Tuy vậy, nguồn nhân lực để thực hiện thường xuyên công tác giám sát thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá tại các đơn vị còn thiếu.
Sở Y tế thành phố kiến nghị Bộ Y tế sớm thúc đẩy việc ban hành các văn bản dưới Luật để có cơ sở triển khai tốt hơn, đúng với Luật như các văn bản hướng dẫn cụ thể xử lý việc xử phạt vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng và các vi phạm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thuốc lá.
Bà Nguyễn Thị Thanh Dung, Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bến xe Miền Đông cho biết ngay từ khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá chưa có hiệu lực, Công ty đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện “Dự án triển khai thực hiện môi trường giao thông công cộng không khói thuốc lá,” do Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố là chủ nhiệm. Các lớp tập huấn tuyên truyền cho cán bộ nhân viên, nhà xe… đã được công ty thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, đối với khách vãng lai, Công ty chưa có biện pháp hữu hiệu để ràng buộc không hút thuốc lá.
Bà Dung đề nghị, cần sớm có hướng dẫn thi hành chi tiết và phân công lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm người có hành vi vi phạm Luật phòng chống tác hại thuốc lá kịp thời, hiệu quả, có tính giáo dục, răn đe cao.
Góp ý về sửa đổi Luật bảo hiểm y tế, ông Nguyễn Đức Thụ, Vụ các vấn đề xã hội cho biết Luật chưa có quy định hỗ trợ mua bảo hiểm y tế đối với những đối tượng đang sinh sống ở vùng hải đảo, nhất là đảo tiền tiêu của Tổ quốc, vì vậy cần bổ sung đối tượng này. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ người dân tộc Kinh sinh sống lâu đời ở khu vực khó khăn đặc biệt. Đối với đối tượng từ 80 tuổi trở lên, Luật cũng cần hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế.
Hiện Luật chưa quy định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình nên trong thực tế chỉ có người ốm, bệnh mạn tính, bệnh nặng mới tham gia bảo hiểm y tế. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện luôn bị bội chi bảo hiểm y tế ở mức cao nhất, đóng khoảng 8,6% nhưng sử dụng cao gấp 3 lần./.
Gia Thuận (TTXVN)