Kết thúc Diễn đàn Toàn cầu về thể thao và môi trường (G-ForSE) tại thủ đô Nairobi của Kenya, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cùng Ủy ban tổ chức các sự kiện thể thao toàn cầu đã cam kết hướng tới mục tiêu chung là thể thao thân thiện với môi trường với các “chứng chỉ xanh.”
Những đối tác này đã xem xét tác động của các dự án môi trường từ các sự kiện thể thao quốc tế như World Cup 2010 của FIFA ở Nam Phi và Đại hội Olympic thanh niên 2010 ở Singapore để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bền vững về môi trường cho các sự kiện thể thao quốc tế khác trong tương lai.
Diễn đàn cũng tạo cơ hội chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nhằm tăng cường các nỗ lực “xanh” hướng tới Đại hội Olympic năm 2012 ở London (Anh), Đại hội Olympic mùa Đông năm 2014 ở thành phố Sochi (Nga), World Cup năm 2014 ở Brazil và Đại hội Olympic năm 2016 tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil).
Với kinh nghiệm 16 năm hòa nhập thể thao với môi trường, UNEP đã tư vấn cho các ủy ban tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế cách thức hòa nhập nhân tố môi trường vào việc tổ chức các sự kiện thể thao quy mô toàn cầu, cũng như đánh giá tác động của những sự kiện này đến môi trường trước và sau mỗi sự kiện thể thao.
Ủy ban tổ chức Đại hội Olympic mùa Đông năm 2014 ở thành phố Sochi đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của sự kiện này đến môi trường, theo đó tập trung vào bốn lĩnh vực là bảo vệ tự nhiên, không gây biến đổi tiểu khí hậu, quản lý chất thải và truyền thông môi trường để bảo vệ môi trường sống đa dạng ở biển Đen, vùng núi Caucasus và thảo nguyên Alpine.
Các hoạt động của UNEP về thể thao và môi trường nhằm hai mục tiêu chính: sử dụng tính đại chúng của thể thao để thúc đẩy nhận thức về môi trường và khuyến khích các hành động “xanh” thông qua thể thao để đem lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường./.
Những đối tác này đã xem xét tác động của các dự án môi trường từ các sự kiện thể thao quốc tế như World Cup 2010 của FIFA ở Nam Phi và Đại hội Olympic thanh niên 2010 ở Singapore để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bền vững về môi trường cho các sự kiện thể thao quốc tế khác trong tương lai.
Diễn đàn cũng tạo cơ hội chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nhằm tăng cường các nỗ lực “xanh” hướng tới Đại hội Olympic năm 2012 ở London (Anh), Đại hội Olympic mùa Đông năm 2014 ở thành phố Sochi (Nga), World Cup năm 2014 ở Brazil và Đại hội Olympic năm 2016 tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil).
Với kinh nghiệm 16 năm hòa nhập thể thao với môi trường, UNEP đã tư vấn cho các ủy ban tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế cách thức hòa nhập nhân tố môi trường vào việc tổ chức các sự kiện thể thao quy mô toàn cầu, cũng như đánh giá tác động của những sự kiện này đến môi trường trước và sau mỗi sự kiện thể thao.
Ủy ban tổ chức Đại hội Olympic mùa Đông năm 2014 ở thành phố Sochi đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của sự kiện này đến môi trường, theo đó tập trung vào bốn lĩnh vực là bảo vệ tự nhiên, không gây biến đổi tiểu khí hậu, quản lý chất thải và truyền thông môi trường để bảo vệ môi trường sống đa dạng ở biển Đen, vùng núi Caucasus và thảo nguyên Alpine.
Các hoạt động của UNEP về thể thao và môi trường nhằm hai mục tiêu chính: sử dụng tính đại chúng của thể thao để thúc đẩy nhận thức về môi trường và khuyến khích các hành động “xanh” thông qua thể thao để đem lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường./.
(TTXVN/Vietnam+)