Chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từ ngày 17-19/12 sắp tới nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững.
Đây là lần thứ hai Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Campuchia kể từ tháng 3/2005.
Việt Nam-Campuchia là hai nước láng giềng có hơn 1.000km đường biên giới đất liền, có vùng biển liền kề, chung dòng sông Mekong.
Trong lịch sử, hai nước đã cùng chung chiến hào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lật đổ chế độ diệt chủng và ngày nay đang hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Trong bối cảnh mới, hai nước đều đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đồng thời coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Những năm qua, quan hệ tốt đẹp giữa hai nước có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hai bên đã ký kết hơn 60 văn bản pháp lý về hợp tác song phương trong hầu hết các lĩnh vực, đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của quan hệ hai nước.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng gần gũi Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển sâu rộng, đi vào thực chất và có hiệu quả dựa trên phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".
Các cuộc gặp gỡ trao đổi cấp cao giữa hai bên đã được thúc đẩy để không ngừng củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy gắn bó giữa hai nước.
Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với hai đảng trong liên minh cầm quyền ở Campuchia ngày càng được củng cố, tăng cường.
Với Đảng Nhân dân Campuchia, quan hệ gắn bó truyền thống được đẩy mạnh và phát triển phù hợp với tình hình mới, giữ định hướng thúc đẩy quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Quan hệ hữu nghị, hợp tác nhân dân giữa hai nước được tăng cường dưới nhiều hình thức. Các đoàn thăm, trao đổi làm việc ở cấp bộ, ngành, đoàn thể quần chúng và các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh có chung biên giới ngày càng tăng, góp phần quan trọng tăng cường mối quan hệ ngày càng cởi mở, chân tình, ngày càng tin cậy và gắn bó Việt Nam-Campuchia.
Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia phát triển không ngừng, từng bước ngang tầm với quan hệ chính trị và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều tăng trung bình 40%/năm, năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD. Riêng 9 tháng năm nay, con số này đạt 945 triệu USD.
Hai nước cũng đã thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng phối hợp mở và nâng cấp một số khu kinh tế cửa khẩu, chợ đường biên.
Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tăng khá, đến nay đã có 50 dự án với mức vốn đăng ký đạt 640 triệu USD.
Doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư ở Campuchia chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác khoáng sản, dầu khí; hợp tác trong lĩnh vực điện năng như xây dựng nhà máy thủy điện, đường truyền tải điện, mua bán điện; hợp tác trồng cây cao su, phát triển hạ tầng giao thông...
Một số dự án lớn như mạng viễn thông Viettel, dự án trống 300ha cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam, dự án xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Sêsan của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Các hợp tác về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật tiếp tục có kết quả tốt, nhất là trong lĩnh vực đào tạo. Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã giúp đào tạo cho Campuchia hàng nghìn học sinh, cán bộ bậc đại học, cao đẳng, nghiên cứu sinh trong các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.
Dự kiến năm 2010, Việt Nam sẽ cấp 100 học bổng dài hạn và 450 học bổng ngắn hạn cho sinh viên Campuchia học tập tại Việt Nam. Campuchia cũng cấp học bổng cho cán bộ Việt Nam sang học tiếng Khmer.
Campuchia cũng đánh giá cao những hoạt động của Việt Nam giúp khám chữa bệnh, mổ mắt nhân đạo cho nhân dân Campuchia các tỉnh biên giới thời gian qua.
Không chỉ giới hạn trong khuôn khổ song phương, hai nước đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới. Hợp tác giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng gắn kết chặt chẽ.
Sự gần gũi về địa lý cùng với những điểm tương đồng của nền văn hóa lúa nước là những cơ sở gốc rễ cho mối quan hệ truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân đất nước Chùa Tháp xinh đẹp./.
Đây là lần thứ hai Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Campuchia kể từ tháng 3/2005.
Việt Nam-Campuchia là hai nước láng giềng có hơn 1.000km đường biên giới đất liền, có vùng biển liền kề, chung dòng sông Mekong.
Trong lịch sử, hai nước đã cùng chung chiến hào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lật đổ chế độ diệt chủng và ngày nay đang hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Trong bối cảnh mới, hai nước đều đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đồng thời coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Những năm qua, quan hệ tốt đẹp giữa hai nước có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hai bên đã ký kết hơn 60 văn bản pháp lý về hợp tác song phương trong hầu hết các lĩnh vực, đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của quan hệ hai nước.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng gần gũi Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển sâu rộng, đi vào thực chất và có hiệu quả dựa trên phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".
Các cuộc gặp gỡ trao đổi cấp cao giữa hai bên đã được thúc đẩy để không ngừng củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy gắn bó giữa hai nước.
Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với hai đảng trong liên minh cầm quyền ở Campuchia ngày càng được củng cố, tăng cường.
Với Đảng Nhân dân Campuchia, quan hệ gắn bó truyền thống được đẩy mạnh và phát triển phù hợp với tình hình mới, giữ định hướng thúc đẩy quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Quan hệ hữu nghị, hợp tác nhân dân giữa hai nước được tăng cường dưới nhiều hình thức. Các đoàn thăm, trao đổi làm việc ở cấp bộ, ngành, đoàn thể quần chúng và các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh có chung biên giới ngày càng tăng, góp phần quan trọng tăng cường mối quan hệ ngày càng cởi mở, chân tình, ngày càng tin cậy và gắn bó Việt Nam-Campuchia.
Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia phát triển không ngừng, từng bước ngang tầm với quan hệ chính trị và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều tăng trung bình 40%/năm, năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD. Riêng 9 tháng năm nay, con số này đạt 945 triệu USD.
Hai nước cũng đã thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng phối hợp mở và nâng cấp một số khu kinh tế cửa khẩu, chợ đường biên.
Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tăng khá, đến nay đã có 50 dự án với mức vốn đăng ký đạt 640 triệu USD.
Doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư ở Campuchia chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác khoáng sản, dầu khí; hợp tác trong lĩnh vực điện năng như xây dựng nhà máy thủy điện, đường truyền tải điện, mua bán điện; hợp tác trồng cây cao su, phát triển hạ tầng giao thông...
Một số dự án lớn như mạng viễn thông Viettel, dự án trống 300ha cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam, dự án xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Sêsan của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Các hợp tác về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật tiếp tục có kết quả tốt, nhất là trong lĩnh vực đào tạo. Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã giúp đào tạo cho Campuchia hàng nghìn học sinh, cán bộ bậc đại học, cao đẳng, nghiên cứu sinh trong các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.
Dự kiến năm 2010, Việt Nam sẽ cấp 100 học bổng dài hạn và 450 học bổng ngắn hạn cho sinh viên Campuchia học tập tại Việt Nam. Campuchia cũng cấp học bổng cho cán bộ Việt Nam sang học tiếng Khmer.
Campuchia cũng đánh giá cao những hoạt động của Việt Nam giúp khám chữa bệnh, mổ mắt nhân đạo cho nhân dân Campuchia các tỉnh biên giới thời gian qua.
Không chỉ giới hạn trong khuôn khổ song phương, hai nước đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới. Hợp tác giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng gắn kết chặt chẽ.
Sự gần gũi về địa lý cùng với những điểm tương đồng của nền văn hóa lúa nước là những cơ sở gốc rễ cho mối quan hệ truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân đất nước Chùa Tháp xinh đẹp./.
(TTXVN/Vietnam+)