Ngày 9/8, tại thành phố Nha Trang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo chuyên đề về tổ chức, khai thác, thu mua chế biến và tiêu thụ cá ngừ với sự tham gia của gần 50 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Hội thảo đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc khai thác nguồn lợi cá ngừ một cách hiệu quả, đạt kinh tế cao và bền vững.
Cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác có hiệu quả kinh tế cao với giá từ 150.000-175.000 đồng/kg. Ở Việt Nam, cá ngừ đại dương tập trung khai thác ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Ba tỉnh trên có gần 2.500 tàu khai thác cá ngừ đại dương, tuy nhiên việc khai thác mang tính tự phát, trang thiết bị còn hạn chế, kỹ thuật xử lý và bảo quản cá chưa tốt.
Để phát huy hết hiệu quả kinh tế, góp phần giữ gìn an ninh biển đảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp tổ chức khai thác, quản lý, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ một cách thiết thực như điều tra đánh giá nguồn lợi cá ngừ đại dương; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nghề; nâng cao chất lượng cá ngừ…
Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành dự án thí điểm đóng tàu câu cá ngừ hiện đại với việc đóng mới 30 tàu câu có vỏ thép, hoặc composite dành cho ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Những tàu này đầy đủ phương tiện hiện đại như: máy thu, thả câu, hệ thống bảo quản bằng nước biển lạnh tuần hoàn, cấp đông, hệ thống thông tin liên lạc tầm xa… Nhà nước sẽ hỗ trợ ngư dân một lần từ 16-20% giá trị tàu, hoặc hỗ trợ lãi suất vốn vay 70% giá trị con tàu trong vòng 10 năm.
Tại hội nghị, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ cần phải tổ chức lại theo chuỗi sản phẩm, hướng hiện đại và phải do doanh nghiệp làm chủ đạo thông qua việc phát triển các tổ đội liên kết, các mô hình tàu mẹ-tàu con.
Nhằm khai thác hiệu quả và bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đưa ra cách tổ chức quản lý khai thác cá ngừ đại dương với quy định thời gian cấm khai thác, giám sát hoạt động khai thác, hệ thống kiểm soát ở cảng. Việc thu mua, tiêu thụ, chế biến cá ngừ cũng được các đại biểu quan tâm, nhiều ý kiến đề nghị loại bỏ hình thức mua xô, thực hiện đúng việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá theo tiêu chuẩn hiện đại, chú ý xây dựng thương hiệu, hợp tác quốc tế./.
Hội thảo đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc khai thác nguồn lợi cá ngừ một cách hiệu quả, đạt kinh tế cao và bền vững.
Cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác có hiệu quả kinh tế cao với giá từ 150.000-175.000 đồng/kg. Ở Việt Nam, cá ngừ đại dương tập trung khai thác ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Ba tỉnh trên có gần 2.500 tàu khai thác cá ngừ đại dương, tuy nhiên việc khai thác mang tính tự phát, trang thiết bị còn hạn chế, kỹ thuật xử lý và bảo quản cá chưa tốt.
Để phát huy hết hiệu quả kinh tế, góp phần giữ gìn an ninh biển đảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp tổ chức khai thác, quản lý, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ một cách thiết thực như điều tra đánh giá nguồn lợi cá ngừ đại dương; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nghề; nâng cao chất lượng cá ngừ…
Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành dự án thí điểm đóng tàu câu cá ngừ hiện đại với việc đóng mới 30 tàu câu có vỏ thép, hoặc composite dành cho ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Những tàu này đầy đủ phương tiện hiện đại như: máy thu, thả câu, hệ thống bảo quản bằng nước biển lạnh tuần hoàn, cấp đông, hệ thống thông tin liên lạc tầm xa… Nhà nước sẽ hỗ trợ ngư dân một lần từ 16-20% giá trị tàu, hoặc hỗ trợ lãi suất vốn vay 70% giá trị con tàu trong vòng 10 năm.
Tại hội nghị, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ cần phải tổ chức lại theo chuỗi sản phẩm, hướng hiện đại và phải do doanh nghiệp làm chủ đạo thông qua việc phát triển các tổ đội liên kết, các mô hình tàu mẹ-tàu con.
Nhằm khai thác hiệu quả và bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đưa ra cách tổ chức quản lý khai thác cá ngừ đại dương với quy định thời gian cấm khai thác, giám sát hoạt động khai thác, hệ thống kiểm soát ở cảng. Việc thu mua, tiêu thụ, chế biến cá ngừ cũng được các đại biểu quan tâm, nhiều ý kiến đề nghị loại bỏ hình thức mua xô, thực hiện đúng việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá theo tiêu chuẩn hiện đại, chú ý xây dựng thương hiệu, hợp tác quốc tế./.
Quang Đức (TTXVN)