Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng New Zealand John Key sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10-12/7.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng John Key kể từ khi thủ tướng lên nắm quyền vào tháng 11/2008.
Nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, New Zealand có cơ sở kinh tế nông-công nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi giữ vai trò quan trọng. Nông nghiệp chiếm 45% (3/4 sản phẩm nông nghiệp dùng để xuất khẩu), công nghiệp 25,8% và dịch vụ là 69,7%. Nền kinh tế New Zealand chủ yếu dựa vào thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ngày 19/6/1975, Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhân chuyến thăm chính thức New Zealand của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 9/2009 và hai nước đang tích cực hoàn thiện Chương trình Hành động giai đoạn 2010-2013 để cụ thể hóa quan hệ này.
Hai bên thường xuyên duy trì việc trao đổi đoàn cấp cao. Gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng New Zealand (1/2010) và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm New Zealand (6/2010).
Về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai nước đã ký một số Hiệp định hợp tác như: Hiệp định Hợp tác Kinh tế Thương mại, Hiệp định hàng không và nhiều thỏa thuận khác.
Kim ngạch thương mại hai nước tăng đều qua các năm, từ 187,8 triệu USD năm 2001 lên 320 triệu USD năm 2009. Tính đến hết tháng 4/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 127 triệu USD (xuất khẩu đạt 23 triệu USD và nhập khẩu là 104 triệu USD).
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang New Zealand theo thứ tự kim ngạch giảm dần là gỗ, sản phẩm gỗ, giày dép, máy móc, thiết bị, hạt điều, dệt may, cà phê, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chất dẻo... Các sản phẩm nhập khẩu chính từ nước bạn là sữa và sản phẩm sữa (chiếm 56% tổng kim ngạch), tiếp đến là các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu may, da giày.
New Zealand đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) và công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vào tháng 2/2009. Ngoài ra, nước bạn đã ký 2 Thư trao đổi về tiếp nhận lao động của Việt Nam (Thư trao đổi về việc New Zealand tiếp nhận lao động đầu bếp và lao động kỹ sư Việt Nam; Thư trao đổi về việc New Zealand tiếp nhận lao động ngắn hạn Việt Nam).
Hiện nay hai bên đã hoàn tất đàm phán việc New Zealand tiếp nhận 100 đầu bếp và 100 kỹ sư có chuyên môn cao của Việt Nam sang làm việc có thời hạn 3 năm tại New Zealand và đang đàm phán nốt việc tiếp nhận 100 lao động theo chương trình kỳ nghỉ.
Tính đến tháng 5/2010, New Zealand đã có 18 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 96,3 triệu USD, đứng thứ 38/91 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong các lĩnh vực giáo dục, công nghiệp, chế biến, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, nông nghiệp, thủy sản.
Về giáo dục, hiện có khoảng gần 2.500 sinh viên Việt Nam đang theo học theo chương trình học bổng Chính phủ hoặc tự túc tại New Zealand. Hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác về giáo dục đào tạo từ 2008.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà New Zealand dành cho Việt Nam bắt đầu từ năm 1995 và tăng dần đều qua các năm. ODA của bạn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, sinh kế nông thôn, giáo dục đào tạo, duy trì phát triển bền vững.
Do khủng hoảng tài chính nhưng ODA mà New Zealand dành cho Việt Nam năm tài khóa 2009-2010 chỉ giảm nhẹ so với năm 2008, đạt 8,1 triệu USD ( năm 2008 là 8,34 triệu USD). Nước bạn cũng đã hỗ trợ giúp người dân Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai hai lần trong năm 2009.
Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác như khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng, nông nghiệp, giao thông vận tải, quan hệ Quốc hội hai nước, trong khuôn khổ hợp tác đa phương, New Zealand coi trọng vai trò, ảnh hưởng và vị thế của Việt Nam trong ASEAN và khu vực; ủng hộ và hợp tác tốt với Việt Nam tại các diễn đàn đa phương như: Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC).
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng New Zealand John Key nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và New Zealand, nhất là trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao (19/6/1975-19/6/2010)./.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng John Key kể từ khi thủ tướng lên nắm quyền vào tháng 11/2008.
Nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, New Zealand có cơ sở kinh tế nông-công nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi giữ vai trò quan trọng. Nông nghiệp chiếm 45% (3/4 sản phẩm nông nghiệp dùng để xuất khẩu), công nghiệp 25,8% và dịch vụ là 69,7%. Nền kinh tế New Zealand chủ yếu dựa vào thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ngày 19/6/1975, Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhân chuyến thăm chính thức New Zealand của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 9/2009 và hai nước đang tích cực hoàn thiện Chương trình Hành động giai đoạn 2010-2013 để cụ thể hóa quan hệ này.
Hai bên thường xuyên duy trì việc trao đổi đoàn cấp cao. Gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng New Zealand (1/2010) và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm New Zealand (6/2010).
Về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai nước đã ký một số Hiệp định hợp tác như: Hiệp định Hợp tác Kinh tế Thương mại, Hiệp định hàng không và nhiều thỏa thuận khác.
Kim ngạch thương mại hai nước tăng đều qua các năm, từ 187,8 triệu USD năm 2001 lên 320 triệu USD năm 2009. Tính đến hết tháng 4/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 127 triệu USD (xuất khẩu đạt 23 triệu USD và nhập khẩu là 104 triệu USD).
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang New Zealand theo thứ tự kim ngạch giảm dần là gỗ, sản phẩm gỗ, giày dép, máy móc, thiết bị, hạt điều, dệt may, cà phê, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chất dẻo... Các sản phẩm nhập khẩu chính từ nước bạn là sữa và sản phẩm sữa (chiếm 56% tổng kim ngạch), tiếp đến là các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu may, da giày.
New Zealand đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) và công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vào tháng 2/2009. Ngoài ra, nước bạn đã ký 2 Thư trao đổi về tiếp nhận lao động của Việt Nam (Thư trao đổi về việc New Zealand tiếp nhận lao động đầu bếp và lao động kỹ sư Việt Nam; Thư trao đổi về việc New Zealand tiếp nhận lao động ngắn hạn Việt Nam).
Hiện nay hai bên đã hoàn tất đàm phán việc New Zealand tiếp nhận 100 đầu bếp và 100 kỹ sư có chuyên môn cao của Việt Nam sang làm việc có thời hạn 3 năm tại New Zealand và đang đàm phán nốt việc tiếp nhận 100 lao động theo chương trình kỳ nghỉ.
Tính đến tháng 5/2010, New Zealand đã có 18 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 96,3 triệu USD, đứng thứ 38/91 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong các lĩnh vực giáo dục, công nghiệp, chế biến, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, nông nghiệp, thủy sản.
Về giáo dục, hiện có khoảng gần 2.500 sinh viên Việt Nam đang theo học theo chương trình học bổng Chính phủ hoặc tự túc tại New Zealand. Hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác về giáo dục đào tạo từ 2008.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà New Zealand dành cho Việt Nam bắt đầu từ năm 1995 và tăng dần đều qua các năm. ODA của bạn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, sinh kế nông thôn, giáo dục đào tạo, duy trì phát triển bền vững.
Do khủng hoảng tài chính nhưng ODA mà New Zealand dành cho Việt Nam năm tài khóa 2009-2010 chỉ giảm nhẹ so với năm 2008, đạt 8,1 triệu USD ( năm 2008 là 8,34 triệu USD). Nước bạn cũng đã hỗ trợ giúp người dân Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai hai lần trong năm 2009.
Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác như khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng, nông nghiệp, giao thông vận tải, quan hệ Quốc hội hai nước, trong khuôn khổ hợp tác đa phương, New Zealand coi trọng vai trò, ảnh hưởng và vị thế của Việt Nam trong ASEAN và khu vực; ủng hộ và hợp tác tốt với Việt Nam tại các diễn đàn đa phương như: Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC).
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng New Zealand John Key nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và New Zealand, nhất là trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao (19/6/1975-19/6/2010)./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)