Sáng 30/9, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Phát triển- Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Viện Nghiên cứu kinh tế SamsungHàn Quốc phối hợp tổ chức hội nghị “Phát triển kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc: Chia sẻ kinh nghiệm, các cơ hội mới.”
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.
Con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc là một bài học kinh nghiệm quý báu cho nhiều nước đang phát triển hiện nay.
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kinh tế của các quốc gia đối tác, đặc biệt là từ Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đào Quang Thu cũng nhấn mạnh mặc dù, hai nước đã đạt được những kết quả rất đáng kể trong quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của hai nước.
Việt Nam luôn đánh giá cao và mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam nhiều hơn trong thời gian tới; đặc biệt, trong các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển như công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ sở hạ tầng, năng lượng và các ngành dịch vụ…
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, ngài Jun Dae Joo nhấn mạnh Hàn Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có rất nhiều điểm chung trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như đời sống văn hóa, tinh thần. Hiện, Việt Nam đang là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế khu vực.
Trước những thách thức, cũng như cơ hội của quá trình này, Hàn Quốc cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ, giữ vững vai trò đối tác chính của Việt Nam.
Hiện, Hàn Quốc luôn là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến nay, Hàn Quốc đã có gần 3.400 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 25,7 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh FDI thì Hàn Quốc cũng là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam với khoảng 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi cam kết cho giai đoạn 2012-2015.
Về thương mại, kim ngạch hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên tới 20 tỷ USD năm 2012 và hai nước cũng đã khởi động đàm phán FTA với các mục tiêu chính là tăng trưởng về chất, quy mô trong quan hệ thương mại và cân bằng cán cân xuất nhập khẩu giữa 2 nước.
Tại hội thảo, các diễn giả chia sẻ, thảo luận các nghiên cứu so sánh về kinh nghiệm, cũng như những chiến lược phát triển trong tương lai giữa hai bên Việt Nam và Hàn quốc.
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đã tập trung vào thảo luận các vấn đề như các yếu tố tạo nên thành công cho sự phát triển kinh tế Hàn Quốc? Bài học và kinh nghiệm nào có thể áp dụng vào trường hợp Việt Nam?; Các chính sách công nghiệp nên được điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh tế toàn cầu như thế nào?.../.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.
Con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc là một bài học kinh nghiệm quý báu cho nhiều nước đang phát triển hiện nay.
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kinh tế của các quốc gia đối tác, đặc biệt là từ Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đào Quang Thu cũng nhấn mạnh mặc dù, hai nước đã đạt được những kết quả rất đáng kể trong quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của hai nước.
Việt Nam luôn đánh giá cao và mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam nhiều hơn trong thời gian tới; đặc biệt, trong các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển như công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ sở hạ tầng, năng lượng và các ngành dịch vụ…
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, ngài Jun Dae Joo nhấn mạnh Hàn Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có rất nhiều điểm chung trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như đời sống văn hóa, tinh thần. Hiện, Việt Nam đang là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế khu vực.
Trước những thách thức, cũng như cơ hội của quá trình này, Hàn Quốc cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ, giữ vững vai trò đối tác chính của Việt Nam.
Hiện, Hàn Quốc luôn là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến nay, Hàn Quốc đã có gần 3.400 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 25,7 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh FDI thì Hàn Quốc cũng là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam với khoảng 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi cam kết cho giai đoạn 2012-2015.
Về thương mại, kim ngạch hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên tới 20 tỷ USD năm 2012 và hai nước cũng đã khởi động đàm phán FTA với các mục tiêu chính là tăng trưởng về chất, quy mô trong quan hệ thương mại và cân bằng cán cân xuất nhập khẩu giữa 2 nước.
Tại hội thảo, các diễn giả chia sẻ, thảo luận các nghiên cứu so sánh về kinh nghiệm, cũng như những chiến lược phát triển trong tương lai giữa hai bên Việt Nam và Hàn quốc.
Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đã tập trung vào thảo luận các vấn đề như các yếu tố tạo nên thành công cho sự phát triển kinh tế Hàn Quốc? Bài học và kinh nghiệm nào có thể áp dụng vào trường hợp Việt Nam?; Các chính sách công nghiệp nên được điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh tế toàn cầu như thế nào?.../.
Thúy Hiền (TTXVN)