Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN nhân kỷ niệm 200 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Chile (18/9/1810-18/9/2010), tân Đại sứ Chile tại Việt Nam, Fernando Urrutia, đã khẳng định Chile và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để tăng cường quan hệ song phương.
- Thưa ngài Đại sứ, xin ngài cho biết ý nghĩa của lễ kỉ niệm lần thứ 200 quốc khánh nước Cộng hòa Chile?
Đại sứ Fernando Urrutia: Ngày 18/9/1810 đánh dấu sự ra đời của một đất nước Chile tự do, độc lập và cộng hòa. Ngày này 200 năm trước, hàng trăm nguời dân thành phố Santiago, thủ đô của Chile, đã nhóm họp để bầu ra Hội đồng chính phủ quốc gia đầu tiên, phá bỏ sự phụ thuộc của Chile vào Vương triều Tây Ban Nha và khởi đầu cuộc đấu tranh vì nền độc lập. Đó chính là cuộc chiến kéo dài gần 10 năm cho đến ngày 12/2/1817, khi quân đội yêu nước đánh bại quân hoàng gia trong trận Chacabuco.
200 năm qua, Chile đã trải qua các thờì cầm quyền của các chính phủ tự do và bảo thủ; dân chủ và chuyên quyền; xã hội chủ nghĩa và cánh hữu.
Chile đã trải qua những cuộc chiến với bên ngoài, rồi nội chiến đẫm máu, những cuộc cách mạng và đảo chính, cho đến khi trở lại nhà nước như hiện tại, khi nền dân chủ được khôi phục sau 17 năm chế độ quân sự cánh hữu (1973 - 1990).
Trong 19 năm tiếp theo, Chile đã được lãnh đạo bởi liên minh trung tả của các tổng thống Patricio Aylwin, Eduardo Frei, Ricardo Lagos và Michelle Bachellet, người phụ nữ Chile đầu tiên giữ chức tổng thống. Từ ngày 11/3 năm nay, một liên minh trung hữu đã lãnh đạo đất nước, do Tổng thống Sebastian Pinera Echenique đứng đầu.
Nhân dân chúng tôi rất tự hào vì nền dân chủ và cộng hòa truyền thống của mình. Chúng tôi chào mừng dịp 200 năm đất nước độc lập với niềm vui và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và khánh thành nhiều công trình công cộng.
- Ngài đánh giá thế nào về quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Chile?
Đại sứ Fernando Urrutia: Chile là nước thứ hai ở Mỹ Latinh công nhận nhà nước Việt Nam vào ngày 31/7/1950, và cũng là nước thứ hai, sau Cuba, thiết lập quan hệ ở cấp đại sứ quán vào ngày 25/3/1971. Như vậy, tháng 3 năm tới, hai nước chúng ta sẽ kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1973 chính phủ quân sự Chile đã cắt đứt quan hệ với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đến tận năm 1990, sau khi nền dân chủ được tái lập tại Chile, hai nước đã nối lại quan hệ ngoại giao. Từ 3 tháng nay, tôi rất vinh dự được đại diện cho chính phủ và nhân dân Chile tại đất nước tuyệt vời này.
Chile và Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành nhiều chuyến thăm cấp cao. Quan hệ kinh tế và hợp tác của hai nước cũng phát triển tốt đẹp. Trao đổi thương mại song phương đã tăng trưởng mạnh mẽ, từ 108 triệu USD năm 2005 lên hơn 230 triệu USD năm 2009, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 126 triệu USD và nhập khẩu 104 triệu USD từ Chile.
Năm 2010, chắc chắn giá trị thương mại song phương sẽ vượt xa năm 2009. Những sản phẩm mà Việt Nam xuất khấu nhiều nhất sang Chile là dầu mỏ, càphê thô, giày thể thao, hàng dệt may và máy in. Việt Nam nhập khẩu từ Chile đồng lá, gỗ, bột cá, hải sản và rượu vang.
Tuy nhiên, hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác và trao đổi thương mại. Chính vì điều này, hai nước đang hoàn tất việc đàm phán một Hiệp định thương mại tự do. Tháng 8 vừa qua, chúng ta đã tiến hành tại Hà Nội Vòng đàm phán thứ 6 và đã nhất trí thực hiện Vòng thứ 7, hy vọng sẽ là vòng cuối cùng, tại Santiago vào tháng 10 hoặc 11/2010.
Ngày nay, sự hợp tác chính giữa hai nước là trong lĩnh vực khai thác mỏ. Ngoài ra, hai nước cũng đang hợp tác trong lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, chúng ta đang nghiên cứu khả năng Việt Nam tham gia Hiệp định về Hiệp hội Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP), mà Chile là một trong những nước sáng lập, bên cạnh Singapore, Brunei và New Zealand.
Trên lĩnh vực văn hóa, chúng tôi hy vọng tháng 10 tới, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, sẽ khai trương tác phẩm “Gặp lại” của nhà điêu khắc người Chile, Vicente Gajardo. Tác phẩm này đã được cựu Tổng thống Michelle Bachelet tặng thành phố Hà Nội trong dịp bà thăm Việt Nam tháng 11/2006. Chúng tôi cũng dự kiến tiến hành Tuần lễ phim Chile vào tháng 11 tới như đã làm những năm trước, với các tác phẩm của những đạo diễn Chile đoạt giải tại các liên hoan phim quốc tế.
- Chile và Việt Nam có những tiềm năng gì để phát triển hơn nữa các quan hệ song phương?
Đại sứ Fernando Urrutia: Tôi nghĩ rằng những tiềm năng để phát triển quan hệ giữa Chile và Việt Nam là rất to lớn, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế. Chúng ta cần đẩy mạnh trao đổi thương mại và tôi tin chắc rằng việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do sẽ đóng một vai trò quyết định.
Ngoài quan hệ kinh tế-thương mại, chúng ta có thể và nên thúc đẩy những quan hệ khác, như hợp tác văn hóa và hữu nghị. Vì điều đó không những tác động đến hợp tác kinh tế và thương mại mà còn tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước mặc dù xa cách về địa lý nhưng lại gần gũi trong tình cảm. Điều này không thể phủ nhận, bởi vì không chỉ tôi và vợ tôi hàng ngày cảm nhận được điều đó, mỗi khi đi dạo trên những đường phố Hà Nội, mà đó còn là nhận xét chung của mọi người Chile, từ khách du lịch đến những những doanh nhân, đã từng đặt chân lên đất nước các bạn. Ở Việt Nam, chúng tôi cảm thấy như đang sống ở nhà mình vậy./.
- Thưa ngài Đại sứ, xin ngài cho biết ý nghĩa của lễ kỉ niệm lần thứ 200 quốc khánh nước Cộng hòa Chile?
Đại sứ Fernando Urrutia: Ngày 18/9/1810 đánh dấu sự ra đời của một đất nước Chile tự do, độc lập và cộng hòa. Ngày này 200 năm trước, hàng trăm nguời dân thành phố Santiago, thủ đô của Chile, đã nhóm họp để bầu ra Hội đồng chính phủ quốc gia đầu tiên, phá bỏ sự phụ thuộc của Chile vào Vương triều Tây Ban Nha và khởi đầu cuộc đấu tranh vì nền độc lập. Đó chính là cuộc chiến kéo dài gần 10 năm cho đến ngày 12/2/1817, khi quân đội yêu nước đánh bại quân hoàng gia trong trận Chacabuco.
200 năm qua, Chile đã trải qua các thờì cầm quyền của các chính phủ tự do và bảo thủ; dân chủ và chuyên quyền; xã hội chủ nghĩa và cánh hữu.
Chile đã trải qua những cuộc chiến với bên ngoài, rồi nội chiến đẫm máu, những cuộc cách mạng và đảo chính, cho đến khi trở lại nhà nước như hiện tại, khi nền dân chủ được khôi phục sau 17 năm chế độ quân sự cánh hữu (1973 - 1990).
Trong 19 năm tiếp theo, Chile đã được lãnh đạo bởi liên minh trung tả của các tổng thống Patricio Aylwin, Eduardo Frei, Ricardo Lagos và Michelle Bachellet, người phụ nữ Chile đầu tiên giữ chức tổng thống. Từ ngày 11/3 năm nay, một liên minh trung hữu đã lãnh đạo đất nước, do Tổng thống Sebastian Pinera Echenique đứng đầu.
Nhân dân chúng tôi rất tự hào vì nền dân chủ và cộng hòa truyền thống của mình. Chúng tôi chào mừng dịp 200 năm đất nước độc lập với niềm vui và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và khánh thành nhiều công trình công cộng.
- Ngài đánh giá thế nào về quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Chile?
Đại sứ Fernando Urrutia: Chile là nước thứ hai ở Mỹ Latinh công nhận nhà nước Việt Nam vào ngày 31/7/1950, và cũng là nước thứ hai, sau Cuba, thiết lập quan hệ ở cấp đại sứ quán vào ngày 25/3/1971. Như vậy, tháng 3 năm tới, hai nước chúng ta sẽ kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1973 chính phủ quân sự Chile đã cắt đứt quan hệ với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đến tận năm 1990, sau khi nền dân chủ được tái lập tại Chile, hai nước đã nối lại quan hệ ngoại giao. Từ 3 tháng nay, tôi rất vinh dự được đại diện cho chính phủ và nhân dân Chile tại đất nước tuyệt vời này.
Chile và Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến hành nhiều chuyến thăm cấp cao. Quan hệ kinh tế và hợp tác của hai nước cũng phát triển tốt đẹp. Trao đổi thương mại song phương đã tăng trưởng mạnh mẽ, từ 108 triệu USD năm 2005 lên hơn 230 triệu USD năm 2009, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 126 triệu USD và nhập khẩu 104 triệu USD từ Chile.
Năm 2010, chắc chắn giá trị thương mại song phương sẽ vượt xa năm 2009. Những sản phẩm mà Việt Nam xuất khấu nhiều nhất sang Chile là dầu mỏ, càphê thô, giày thể thao, hàng dệt may và máy in. Việt Nam nhập khẩu từ Chile đồng lá, gỗ, bột cá, hải sản và rượu vang.
Tuy nhiên, hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác và trao đổi thương mại. Chính vì điều này, hai nước đang hoàn tất việc đàm phán một Hiệp định thương mại tự do. Tháng 8 vừa qua, chúng ta đã tiến hành tại Hà Nội Vòng đàm phán thứ 6 và đã nhất trí thực hiện Vòng thứ 7, hy vọng sẽ là vòng cuối cùng, tại Santiago vào tháng 10 hoặc 11/2010.
Ngày nay, sự hợp tác chính giữa hai nước là trong lĩnh vực khai thác mỏ. Ngoài ra, hai nước cũng đang hợp tác trong lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, chúng ta đang nghiên cứu khả năng Việt Nam tham gia Hiệp định về Hiệp hội Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP), mà Chile là một trong những nước sáng lập, bên cạnh Singapore, Brunei và New Zealand.
Trên lĩnh vực văn hóa, chúng tôi hy vọng tháng 10 tới, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, sẽ khai trương tác phẩm “Gặp lại” của nhà điêu khắc người Chile, Vicente Gajardo. Tác phẩm này đã được cựu Tổng thống Michelle Bachelet tặng thành phố Hà Nội trong dịp bà thăm Việt Nam tháng 11/2006. Chúng tôi cũng dự kiến tiến hành Tuần lễ phim Chile vào tháng 11 tới như đã làm những năm trước, với các tác phẩm của những đạo diễn Chile đoạt giải tại các liên hoan phim quốc tế.
- Chile và Việt Nam có những tiềm năng gì để phát triển hơn nữa các quan hệ song phương?
Đại sứ Fernando Urrutia: Tôi nghĩ rằng những tiềm năng để phát triển quan hệ giữa Chile và Việt Nam là rất to lớn, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế. Chúng ta cần đẩy mạnh trao đổi thương mại và tôi tin chắc rằng việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do sẽ đóng một vai trò quyết định.
Ngoài quan hệ kinh tế-thương mại, chúng ta có thể và nên thúc đẩy những quan hệ khác, như hợp tác văn hóa và hữu nghị. Vì điều đó không những tác động đến hợp tác kinh tế và thương mại mà còn tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước mặc dù xa cách về địa lý nhưng lại gần gũi trong tình cảm. Điều này không thể phủ nhận, bởi vì không chỉ tôi và vợ tôi hàng ngày cảm nhận được điều đó, mỗi khi đi dạo trên những đường phố Hà Nội, mà đó còn là nhận xét chung của mọi người Chile, từ khách du lịch đến những những doanh nhân, đã từng đặt chân lên đất nước các bạn. Ở Việt Nam, chúng tôi cảm thấy như đang sống ở nhà mình vậy./.
Mai Hương (TTXVN/Vietnam+)