Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Trần Thanh Bình cho biết tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng vận hành các hồ chứa nước an toàn trong mùa mưa lũ, tránh gây thiệt hại cho công trình và ngập lụt cho vùng hạ lưu.
Hiện trên địa bàn Thừa Thiên-Huế có hơn 50 hồ chứa nước lớn, nhỏ, bao gồm cả hồ thủy lợi và hồ thủy điện, với tổng dung tích lên đến hàng tỷ m3 nước.
Các hồ chứa thủy lợi lớn trong tỉnh gồm có hồ Truồi, Hòa Mỹ, hồ Châu Sơn, Thọ Sơn... do Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên quản lý và khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên-Huế quản lý, vận hành.
Trước mùa cao điểm bão lụt năm nay, phần lớn các hồ chứa thủy lợi được nâng cấp thân đê, mặt đập, kiểm tra xử lý các ổ mối...
Đối với các công trình hồ chứa thủy điện, việc ứng trực được thực hiện 24/24 giờ để đề phòng thiên tai xảy ra. Vấn đề được tỉnh rất quan tâm là đảm bảo an toàn hồ đập cũng như tính mạng và tài sản cho hàng chục vạn hộ dân ở hạ du.
Tỉnh chỉ đạo các ban quản lý các công trình hồ chứa tuân thủ việc điều tiết lũ tự nhiên, không tích nước tại thời điểm này và dự kiến đến sau tháng 11 mới tích nước, nếu thời tiết thuận lợi.
Các phương án xả và tích nước của các hồ đều dựa vào tần suất và lưu lượng nước về hồ để có điều tiết thích hợp, tránh gây ngập lụt cho vùng hạ lưu.
Sau các đợt mưa lũ vừa qua, hồ chứa nước công trình thủy điện Bình Điền đang ở cao trình 73m, dung tích hữu ích trong hồ đã tích được trên 161 triệu m3. Toàn bộ 5 cửa van đều đã được treo lên khỏi cao trình 85m. Như vậy, nếu nước lũ về thì chảy tự do qua tràn.
Trong trường hợp cần thiết, lũ ở hạ du lên cao, được sự cho phép của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thì Thủy điện Bình Điền mới điều tiết 5 cửa van tích nước lại trong hồ để giảm lũ cho hạ du.
Đối với công trình thủy điện Hương Điền, hiện nước đã chảy qua tràn ở cao trình 43m. Nhà máy đang đóng 2 cửa số 1 và số 2 để chạy tổ máy số một, phát điện thương phẩm; tổ máy số 2 đã lắp xong, dự kiến sẽ phát điện vào cuối năm nay.
Đến thời điểm này, cửa van số 3 và số 4 đã lắp xong và được kéo lên, mở hoàn toàn để nước chảy tự do qua hai cửa này xuống hạ du. Quy trình vận hành hồ lúc này sẽ tuân thủ theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.
Ông Trần Thanh Bình cho biết thêm đối với công trình hồ chứa nước Truồi, tỉnh yêu cầu đẩy nhanh các gói thầu còn lại của đường cứu hộ để công trình này phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và dân sinh.
Hồ Truồi là công trình thủy lợi lớn của Thừa Thiên-Huế có diện tích lưu vực 360ha; chiều cao đập lớn nhất 49,1m, chiều dài đỉnh đập 215m, và một đập phụ có chiều dài đỉnh đập 182,5m, chiều cao 41,9m...
Ngoài nhiệm vụ tưới tự chảy cho 1.400ha vùng cao huyện Phú Lộc và bổ sung nguồn tưới cho 450ha vụ Đông Xuân, 6.900ha vụ Hè Thu cho vùng đồng bằng Nam sông Hương, công trình hồ Truồi còn có nhiệm vụ cắt lũ, giảm nhẹ ngập lụt cho vùng hạ du thuộc địa bàn các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Phú Vang và thành phố Huế.../.
Hiện trên địa bàn Thừa Thiên-Huế có hơn 50 hồ chứa nước lớn, nhỏ, bao gồm cả hồ thủy lợi và hồ thủy điện, với tổng dung tích lên đến hàng tỷ m3 nước.
Các hồ chứa thủy lợi lớn trong tỉnh gồm có hồ Truồi, Hòa Mỹ, hồ Châu Sơn, Thọ Sơn... do Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên quản lý và khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên-Huế quản lý, vận hành.
Trước mùa cao điểm bão lụt năm nay, phần lớn các hồ chứa thủy lợi được nâng cấp thân đê, mặt đập, kiểm tra xử lý các ổ mối...
Đối với các công trình hồ chứa thủy điện, việc ứng trực được thực hiện 24/24 giờ để đề phòng thiên tai xảy ra. Vấn đề được tỉnh rất quan tâm là đảm bảo an toàn hồ đập cũng như tính mạng và tài sản cho hàng chục vạn hộ dân ở hạ du.
Tỉnh chỉ đạo các ban quản lý các công trình hồ chứa tuân thủ việc điều tiết lũ tự nhiên, không tích nước tại thời điểm này và dự kiến đến sau tháng 11 mới tích nước, nếu thời tiết thuận lợi.
Các phương án xả và tích nước của các hồ đều dựa vào tần suất và lưu lượng nước về hồ để có điều tiết thích hợp, tránh gây ngập lụt cho vùng hạ lưu.
Sau các đợt mưa lũ vừa qua, hồ chứa nước công trình thủy điện Bình Điền đang ở cao trình 73m, dung tích hữu ích trong hồ đã tích được trên 161 triệu m3. Toàn bộ 5 cửa van đều đã được treo lên khỏi cao trình 85m. Như vậy, nếu nước lũ về thì chảy tự do qua tràn.
Trong trường hợp cần thiết, lũ ở hạ du lên cao, được sự cho phép của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thì Thủy điện Bình Điền mới điều tiết 5 cửa van tích nước lại trong hồ để giảm lũ cho hạ du.
Đối với công trình thủy điện Hương Điền, hiện nước đã chảy qua tràn ở cao trình 43m. Nhà máy đang đóng 2 cửa số 1 và số 2 để chạy tổ máy số một, phát điện thương phẩm; tổ máy số 2 đã lắp xong, dự kiến sẽ phát điện vào cuối năm nay.
Đến thời điểm này, cửa van số 3 và số 4 đã lắp xong và được kéo lên, mở hoàn toàn để nước chảy tự do qua hai cửa này xuống hạ du. Quy trình vận hành hồ lúc này sẽ tuân thủ theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.
Ông Trần Thanh Bình cho biết thêm đối với công trình hồ chứa nước Truồi, tỉnh yêu cầu đẩy nhanh các gói thầu còn lại của đường cứu hộ để công trình này phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và dân sinh.
Hồ Truồi là công trình thủy lợi lớn của Thừa Thiên-Huế có diện tích lưu vực 360ha; chiều cao đập lớn nhất 49,1m, chiều dài đỉnh đập 215m, và một đập phụ có chiều dài đỉnh đập 182,5m, chiều cao 41,9m...
Ngoài nhiệm vụ tưới tự chảy cho 1.400ha vùng cao huyện Phú Lộc và bổ sung nguồn tưới cho 450ha vụ Đông Xuân, 6.900ha vụ Hè Thu cho vùng đồng bằng Nam sông Hương, công trình hồ Truồi còn có nhiệm vụ cắt lũ, giảm nhẹ ngập lụt cho vùng hạ du thuộc địa bàn các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Phú Vang và thành phố Huế.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)