Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị có Kết luận 48-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế và đô thị Huế đến năm 2020 với định hướng "Xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao."
Ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về vấn đề trên.
- Xin ông cho biết kết quả sau hơn một năm triển khai thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế và đô thị Huế đến 2020?
Ông Nguyễn Văn Cao: Sau hơn một năm tổ chức triển khai thực hiện, tỉnh đã đạt được một số kết quả. Trong đó, tỉnh tập trung xây dựng các chương trình đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm cơ sở pháp lý triển khai tổ chức thực hiện.
Tỉnh đã công bố quy hoạch và lồng ghép các nhiệm vụ trọng tâm vào các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và Kế hoạch 5 năm 2011-2015 để tổ chức triển khai. Đáng chú ý có các đề án lớn như phát triển kinh tế tổng hợp vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai; điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020.
Tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ Xây dựng và Viện Quy hoạch đô thị nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học "Thừa Thiên-Huế với vai trò thành phố trực thuộc Trung ương-cơ hội và thách thức" với sự tham dự của các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia quốc tế, Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam... làm cơ sở quan trọng để xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục tiêu xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang nét đặc trưng của Cố đô Huế - thành phố di sản, thành phố thiên nhiên, thành phố môi trường; trong đó, thành phố Huế hiện nay là đô thị trung tâm, hạt nhân của một hệ thống đô thị văn minh, hiện đại, cùng với thành phố Chân Mây-Lăng Cô, các thị xã là Hương Thủy, Tứ Hạ, Thuận An và các thị trấn vệ tinh khác là Bình Điền, Phú Đa...
Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng thông qua Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên-Huế thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2015. Trong tương lai đây sẽ là một thành phố phát triển bền vững, gắn giữa tăng trưởng kinh tế hợp lý với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng thành phố xanh, thành phố công viên...
Đến năm 2020, Thừa Thiên-Huế trở thành một trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực. Để đạt được mục tiêu nêu trên, tỉnh tập trung phấn đấu mức tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 12-13%; GDP bình quân đầu người/năm đạt 4.000 USD/người. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Thừa Thiên-Huế phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh: dịch vụ sẽ chiếm 47,4%, công nghiệp-xây dựng chiếm 47,3%, nông-lâm-ngư nghiệp là 5,3%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng một tỷ USD/năm; tỷ lệ thu ngân sách từ GDP chiếm trên 14% năm 2020; giải quyết khoảng 20.000 lao động/năm; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%; 100% các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn...
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của địa phương trong thời gian sắp tới để xây dựng Thừa Thiên-Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015?
Ông Nguyễn Văn Cao: Thành phố Thừa Thiên-Huế trong tương lai mang nét đặc trưng của Cố đô Huế - thành phố di sản, thành phố thiên nhiên, thành phố văn hóa và du lịch, thành phố thân thiện với môi trường.
Vấn đề quan trọng hiện nay là tỉnh phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế; không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh.
Trước mắt, tỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị Huế và các đô thị vệ tinh, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng; tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông gắn kết các trung tâm phát triển kinh tế, các vùng kinh tế của Thừa Thiên-Huế.
Trong đó, trọng tâm là nâng cấp và mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, mở rộng cảng nước sâu Chân Mây; phối hợp chặt chẽ với Trung ương trong các dự án xây dựng đường bộ, nhất là tuyến đường cao tốc Huế-Đà Nẵng, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn La Sơn-Hải Vân và hai hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49A, 49B.
Hoàn thành chỉnh trang một số công viên, đường trục chính ở thành phố Huế như công viên Lê Lợi, đường Lý Thường Kiệt, đầu tư nâng cấp các cầu qua sông An Cựu phục vụ du lịch; chuẩn bị giải tỏa khu vực chợ cá - Đông Ba và chỉnh trang đường Chương Dương; đẩy nhanh tiến độ cầu qua sông Hương, các dự án chỉnh trang sông Ngự Hà và một số tuyến đường trục chính như Đống Đa, Hà Nội, xây mới các cầu Phú Cam, Bao Vinh, thực hiện hoàn thành dự án tái định cư dân vạn đò trên sông Hương.
Nhiều dự án phát triển các khu đô thị đang được đầu tư bảo đảm tiến độ như khu đô thị An Cựu, Khu đô thị Mỹ Thượng; đang đẩy nhanh các dự án phát triển đô thị ở khu quy hoạch đô thị mới An Vân Dương...
Tỉnh cũng triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai như cầu Ca Cút, Quốc lộ 49B; triển khai xây dựng đường La Sơn-Nam Đông đáp ứng nhu cầu kết nối đô thị Nam Đông với thành phố Huế; đang tập trung phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị khởi công đường Quốc lộ 49A. Đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sạch.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản với tổng vốn hơn 280 triệu USD; đẩy nhanh tiến độ dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô bằng nguồn vốn ADB, với tổng vốn 15 triệu USD...; triển khai chuẩn bị hoàn thành dự án phát triển hạ tầng lưới điện nông thôn ReII, tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao hạ tầng lưới điện cho ngành điện quản lý; thực hiện ngầm hóa hệ thống lưới điện và đường dây thông tin liên lạc trong nội thị theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết cảng Chân Mây, tiếp tục thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Chân Mây, khu vực ven đường Tây đầm Lập An... Các dự án có khối lượng hoàn thành lớn như: Đường nối Quốc lộ 1A-cảng Chân Mây, đường vào khu du lịch Bãi Chuối, khu tái định cư Lập An...
Hầu hết các dự án lớn đều đã triển khai như Khu du lịch Laguna Huế, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây, mở rộng kho dầu và xây dựng cảng dầu 30.000 DWT.
Đồng thời, tỉnh đã triển khai công tác lập quy hoạch chung về xây dựng; triển khai xây dựng Trạm liên kiểm cửa khẩu A Đớt-Tà Vàng và dự án đường nối từ cửa khẩu A Đớt đến đường Hồ Chí Minh...
Xin cám ơn ông./.
Ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về vấn đề trên.
- Xin ông cho biết kết quả sau hơn một năm triển khai thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế và đô thị Huế đến 2020?
Ông Nguyễn Văn Cao: Sau hơn một năm tổ chức triển khai thực hiện, tỉnh đã đạt được một số kết quả. Trong đó, tỉnh tập trung xây dựng các chương trình đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm cơ sở pháp lý triển khai tổ chức thực hiện.
Tỉnh đã công bố quy hoạch và lồng ghép các nhiệm vụ trọng tâm vào các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và Kế hoạch 5 năm 2011-2015 để tổ chức triển khai. Đáng chú ý có các đề án lớn như phát triển kinh tế tổng hợp vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai; điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020.
Tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ Xây dựng và Viện Quy hoạch đô thị nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học "Thừa Thiên-Huế với vai trò thành phố trực thuộc Trung ương-cơ hội và thách thức" với sự tham dự của các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia quốc tế, Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam... làm cơ sở quan trọng để xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục tiêu xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang nét đặc trưng của Cố đô Huế - thành phố di sản, thành phố thiên nhiên, thành phố môi trường; trong đó, thành phố Huế hiện nay là đô thị trung tâm, hạt nhân của một hệ thống đô thị văn minh, hiện đại, cùng với thành phố Chân Mây-Lăng Cô, các thị xã là Hương Thủy, Tứ Hạ, Thuận An và các thị trấn vệ tinh khác là Bình Điền, Phú Đa...
Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng thông qua Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên-Huế thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2015. Trong tương lai đây sẽ là một thành phố phát triển bền vững, gắn giữa tăng trưởng kinh tế hợp lý với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng thành phố xanh, thành phố công viên...
Đến năm 2020, Thừa Thiên-Huế trở thành một trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực. Để đạt được mục tiêu nêu trên, tỉnh tập trung phấn đấu mức tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 12-13%; GDP bình quân đầu người/năm đạt 4.000 USD/người. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Thừa Thiên-Huế phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh: dịch vụ sẽ chiếm 47,4%, công nghiệp-xây dựng chiếm 47,3%, nông-lâm-ngư nghiệp là 5,3%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng một tỷ USD/năm; tỷ lệ thu ngân sách từ GDP chiếm trên 14% năm 2020; giải quyết khoảng 20.000 lao động/năm; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%; 100% các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn...
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của địa phương trong thời gian sắp tới để xây dựng Thừa Thiên-Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015?
Ông Nguyễn Văn Cao: Thành phố Thừa Thiên-Huế trong tương lai mang nét đặc trưng của Cố đô Huế - thành phố di sản, thành phố thiên nhiên, thành phố văn hóa và du lịch, thành phố thân thiện với môi trường.
Vấn đề quan trọng hiện nay là tỉnh phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế; không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh.
Trước mắt, tỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị Huế và các đô thị vệ tinh, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng; tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông gắn kết các trung tâm phát triển kinh tế, các vùng kinh tế của Thừa Thiên-Huế.
Trong đó, trọng tâm là nâng cấp và mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, mở rộng cảng nước sâu Chân Mây; phối hợp chặt chẽ với Trung ương trong các dự án xây dựng đường bộ, nhất là tuyến đường cao tốc Huế-Đà Nẵng, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn La Sơn-Hải Vân và hai hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49A, 49B.
Hoàn thành chỉnh trang một số công viên, đường trục chính ở thành phố Huế như công viên Lê Lợi, đường Lý Thường Kiệt, đầu tư nâng cấp các cầu qua sông An Cựu phục vụ du lịch; chuẩn bị giải tỏa khu vực chợ cá - Đông Ba và chỉnh trang đường Chương Dương; đẩy nhanh tiến độ cầu qua sông Hương, các dự án chỉnh trang sông Ngự Hà và một số tuyến đường trục chính như Đống Đa, Hà Nội, xây mới các cầu Phú Cam, Bao Vinh, thực hiện hoàn thành dự án tái định cư dân vạn đò trên sông Hương.
Nhiều dự án phát triển các khu đô thị đang được đầu tư bảo đảm tiến độ như khu đô thị An Cựu, Khu đô thị Mỹ Thượng; đang đẩy nhanh các dự án phát triển đô thị ở khu quy hoạch đô thị mới An Vân Dương...
Tỉnh cũng triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai như cầu Ca Cút, Quốc lộ 49B; triển khai xây dựng đường La Sơn-Nam Đông đáp ứng nhu cầu kết nối đô thị Nam Đông với thành phố Huế; đang tập trung phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị khởi công đường Quốc lộ 49A. Đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sạch.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản với tổng vốn hơn 280 triệu USD; đẩy nhanh tiến độ dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô bằng nguồn vốn ADB, với tổng vốn 15 triệu USD...; triển khai chuẩn bị hoàn thành dự án phát triển hạ tầng lưới điện nông thôn ReII, tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao hạ tầng lưới điện cho ngành điện quản lý; thực hiện ngầm hóa hệ thống lưới điện và đường dây thông tin liên lạc trong nội thị theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết cảng Chân Mây, tiếp tục thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Chân Mây, khu vực ven đường Tây đầm Lập An... Các dự án có khối lượng hoàn thành lớn như: Đường nối Quốc lộ 1A-cảng Chân Mây, đường vào khu du lịch Bãi Chuối, khu tái định cư Lập An...
Hầu hết các dự án lớn đều đã triển khai như Khu du lịch Laguna Huế, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây, mở rộng kho dầu và xây dựng cảng dầu 30.000 DWT.
Đồng thời, tỉnh đã triển khai công tác lập quy hoạch chung về xây dựng; triển khai xây dựng Trạm liên kiểm cửa khẩu A Đớt-Tà Vàng và dự án đường nối từ cửa khẩu A Đớt đến đường Hồ Chí Minh...
Xin cám ơn ông./.
Quốc Việt (Vietnam+)