Ngày 1/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa họccông nghệ xây dựng miền Trung tổ chức lễ khởi công dự án Bảo tồn, phục hồi ditích Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế.
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến tháng 7/2014, baogồm việc phục hồi nhà canh, tu bổ phục hồi tường thành và lan can, tôn tạo sânvườn, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống điện chiếu sáng.
Trước đó, với mục tiêu tập trung tu bổ, phục hồi ưu tiên các công trình trongkhu vực Hoàng thành Huế, từ tháng 6/2011, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đãtiến hành thám sát khảo cổ học nền móng di tích Đông Khuyết Đài, nhằm tìm kiếmthêm nguồn tư liệu thực địa và cơ sở khoa học cho việc phục dựng di tích này.
Những vết tích còn lại cho thấy các hạng mục kiến trúc trên di tích Đông KhuyếtĐài được xây dựng, sửa chữa trong 3 giai đoạn: năm 1804, 1844 và 1930. Các kếtquả thăm dò khảo cổ tại di tích Đông Khuyết Đài là cơ sở khoa học cho việc trùngtu di tích.
Đông Khuyết Đài là một trong bốn khuyết đài được vua Gia Long cho xây dựng ở bốnmặt của Hoàng thành Huế để phục vụ cho việc quan sát và phòng thủ. Trên mỗi đàiđều có xây một nhà vuông, lợp ngói phẳng. Vị trí của Đông Khuyết Đài được đặt ởchính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế (gần cổng Hiển Nhân). Vòng hào phíatrước Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống hào bên ngoài bảo vệ Hoàng thành (còn gọilà hồ Ngoại Kim Thủy). Từ cổng Hiển Nhơn (cổng mặt đông của Hoàng thành) rangoài phải đi qua một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại Kim Thủy.
Các khuyết đài còn lại bao gồm Nam Khuyết Đài (sau này được xây dựng lại và đổitên là Ngọ Môn - cổng chính của Hoàng thành ở mặt Nam), Tây Khuyết Đài (gần cổngChương Đức), Bắc Khuyết Đài (gần cổng Hòa Bình, cuối thời Nguyễn được cải tạothành lầu Tứ Phương vô sự).
Hệ thống đài quan sát, cổng thành, hào nước và những chiếc cầu là các yếu tốquan trọng trong hệ thống phòng thủ của Hoàng thành nên được bảo vệ, canh gácrất nghiêm ngặt dưới thời Nguyễn.
Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động của lịchsử và sự hủy hoại của thời gian, Đông Khuyết Đài đã bị hư hỏng và xuống cấp trầmtrọng. Ngôi nhà canh bằng gỗ được làm dưới dạng “phương đình” (nhà vuông) đã bịtriệt hạ hoàn toàn./.
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến tháng 7/2014, baogồm việc phục hồi nhà canh, tu bổ phục hồi tường thành và lan can, tôn tạo sânvườn, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống điện chiếu sáng.
Trước đó, với mục tiêu tập trung tu bổ, phục hồi ưu tiên các công trình trongkhu vực Hoàng thành Huế, từ tháng 6/2011, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đãtiến hành thám sát khảo cổ học nền móng di tích Đông Khuyết Đài, nhằm tìm kiếmthêm nguồn tư liệu thực địa và cơ sở khoa học cho việc phục dựng di tích này.
Những vết tích còn lại cho thấy các hạng mục kiến trúc trên di tích Đông KhuyếtĐài được xây dựng, sửa chữa trong 3 giai đoạn: năm 1804, 1844 và 1930. Các kếtquả thăm dò khảo cổ tại di tích Đông Khuyết Đài là cơ sở khoa học cho việc trùngtu di tích.
Đông Khuyết Đài là một trong bốn khuyết đài được vua Gia Long cho xây dựng ở bốnmặt của Hoàng thành Huế để phục vụ cho việc quan sát và phòng thủ. Trên mỗi đàiđều có xây một nhà vuông, lợp ngói phẳng. Vị trí của Đông Khuyết Đài được đặt ởchính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế (gần cổng Hiển Nhân). Vòng hào phíatrước Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống hào bên ngoài bảo vệ Hoàng thành (còn gọilà hồ Ngoại Kim Thủy). Từ cổng Hiển Nhơn (cổng mặt đông của Hoàng thành) rangoài phải đi qua một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại Kim Thủy.
Các khuyết đài còn lại bao gồm Nam Khuyết Đài (sau này được xây dựng lại và đổitên là Ngọ Môn - cổng chính của Hoàng thành ở mặt Nam), Tây Khuyết Đài (gần cổngChương Đức), Bắc Khuyết Đài (gần cổng Hòa Bình, cuối thời Nguyễn được cải tạothành lầu Tứ Phương vô sự).
Hệ thống đài quan sát, cổng thành, hào nước và những chiếc cầu là các yếu tốquan trọng trong hệ thống phòng thủ của Hoàng thành nên được bảo vệ, canh gácrất nghiêm ngặt dưới thời Nguyễn.
Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động của lịchsử và sự hủy hoại của thời gian, Đông Khuyết Đài đã bị hư hỏng và xuống cấp trầmtrọng. Ngôi nhà canh bằng gỗ được làm dưới dạng “phương đình” (nhà vuông) đã bịtriệt hạ hoàn toàn./.
Quốc Việt (TTXVN)