Ngày 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ôngTakahasi Kyohei và ông Nakamura Kunihira, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việtthuộc Liên đoàn các Tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) đang thăm và làm việctại Việt Nam.
Chào mừng hai ngài đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt thăm và làm việctại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước pháttriển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Nhật Bản; khẳng định ViệtNam coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương giữa hainước trên các lĩnh vực nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư... vì lợi íchthiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước.
Hiện Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất của Việt Nam vàcũng là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác kinh tế, thương mại,đầu tư Việt Nam-Nhật Bản là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệđối tác chiến lược bền vững, lâu dài Việt Nam-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao vai trò của Ủy ban Kinh tếNhật-Việt và của Keidanren trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước vềkinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt là đóng góp của Ủy ban Kinh tế Nhật-Việttrong triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt-Nhật nhằm cải thiện môi trườngđầu tư, thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, tăng cườngkhả năng cạnh tranh của Việt Nam...
Thủ tướng mong muốn Ủy ban Kinh tế Nhật-Việtcũng như Keidanren tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ có hiệu quả nhằm cải thiện môitrường đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa luồng vốn đầu tư của các doanh nghiệpNhật Bản vào Việt Nam.
Thủ tướng tin tưởng, việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giaiđoạn V thời gian tới sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữacác doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong 6 ngành ưu tiên trong Chiến lược côngnghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản là: điện tử,máy nông nghiệp, chế biến nông-thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm nănglượng, sản xuất ô tô, phụ tùng ôtô.
Ông Takahasi Kyohei cho biết, đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật trong chuyến làmviệc tại Việt Nam lần này sẽ dự cuộc họp đối thoại chính sách lần thứ nhất giữaBộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Keidanren và dự cuộc họp khởi động Sáng kiếnchung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn V.
Tại cuộc họp đối thoại chính sách lần thứ nhất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tưViệt Nam và Keidanren, hai bên sẽ thảo luận những biện pháp hướng tới mục tiêuthúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam; trao đổivề triển vọng và thách thức trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản; trao đổivề các phương thức đầu tư đặc thù.
Ông Takahasi Kyohei cũng nhận định, Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản đãđược thực hiện thành công trong 4 giai đoạn qua, việc khởi động và thực hiệngiai đoạn V của Sáng kiến này sẽ tiếp tục có những tác động lớn về nhiều mặt,góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Ông Takahasi Kyohei và ông Nakamura Kunihira tin tưởng, với sự nỗ lực củacả hai bên, hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Nhật Bản sẽtiếp tục đạt được những thành công mới; đồng thời mong muốn Chính phủ Việt Namluôn quan tâm, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản sang khảosát thực tế, tìm kiếm cơ hội và hợp tác đầu tư hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam./.
Chào mừng hai ngài đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt thăm và làm việctại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước pháttriển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Nhật Bản; khẳng định ViệtNam coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương giữa hainước trên các lĩnh vực nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư... vì lợi íchthiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước.
Hiện Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất của Việt Nam vàcũng là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác kinh tế, thương mại,đầu tư Việt Nam-Nhật Bản là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệđối tác chiến lược bền vững, lâu dài Việt Nam-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao vai trò của Ủy ban Kinh tếNhật-Việt và của Keidanren trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước vềkinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt là đóng góp của Ủy ban Kinh tế Nhật-Việttrong triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt-Nhật nhằm cải thiện môi trườngđầu tư, thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, tăng cườngkhả năng cạnh tranh của Việt Nam...
Thủ tướng mong muốn Ủy ban Kinh tế Nhật-Việtcũng như Keidanren tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ có hiệu quả nhằm cải thiện môitrường đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa luồng vốn đầu tư của các doanh nghiệpNhật Bản vào Việt Nam.
Thủ tướng tin tưởng, việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giaiđoạn V thời gian tới sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữacác doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong 6 ngành ưu tiên trong Chiến lược côngnghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản là: điện tử,máy nông nghiệp, chế biến nông-thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm nănglượng, sản xuất ô tô, phụ tùng ôtô.
Ông Takahasi Kyohei cho biết, đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật trong chuyến làmviệc tại Việt Nam lần này sẽ dự cuộc họp đối thoại chính sách lần thứ nhất giữaBộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Keidanren và dự cuộc họp khởi động Sáng kiếnchung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn V.
Tại cuộc họp đối thoại chính sách lần thứ nhất giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tưViệt Nam và Keidanren, hai bên sẽ thảo luận những biện pháp hướng tới mục tiêuthúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam; trao đổivề triển vọng và thách thức trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản; trao đổivề các phương thức đầu tư đặc thù.
Ông Takahasi Kyohei cũng nhận định, Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản đãđược thực hiện thành công trong 4 giai đoạn qua, việc khởi động và thực hiệngiai đoạn V của Sáng kiến này sẽ tiếp tục có những tác động lớn về nhiều mặt,góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Ông Takahasi Kyohei và ông Nakamura Kunihira tin tưởng, với sự nỗ lực củacả hai bên, hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Nhật Bản sẽtiếp tục đạt được những thành công mới; đồng thời mong muốn Chính phủ Việt Namluôn quan tâm, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản sang khảosát thực tế, tìm kiếm cơ hội và hợp tác đầu tư hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam./.
Thanh Hòa (TTXVN)