Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva chiều 11/3 cho biết ông sẽ giải tán Hạ viện trong tuần đầu của tháng Năm tới, mở đường cho việc tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Tòa nhà Chính phủ, Thủ tướng Abhisit cho rằng bầu cử là cần thiết để người dân quyết định phương hướng chính trị.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào cuối năm nay khi nhiệm kỳ của Thủ tướng Abhisit kết thúc, tuy nhiên ông Abhisit đã nhiều lần tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Luật pháp Thái Lan quy định tổng tuyển cử phải được tiến hành trong vòng 45-60 ngày sau khi giải tán Hạ viện. Như vậy, nếu Hạ viện giải tán vào đầu tháng Năm, bầu cử sẽ diễn ra tại xứ “chùa Vàng” vào cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy tới. Thủ tướng Abhisit sẽ đệ trình kế hoạch giải tán Hạ viện lên Nhà Vua phê chuẩn trước khi chính thức công bố ngày bầu cử.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Thái Lan đang chia rẽ sâu sắc kể từ sau đợt biểu tình của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD), còn gọi là phe "áo đỏ" cách đây gần một năm dẫn tới tình trạng bạo lực tồi tệ nhất ở nước này trong nhiều thập kỷ qua khiến hơn 90 người thiệt mạng. Lực lượng "áo đỏ" dự kiến tiếp tục tổ chức tuần hành quy mô lớn chống chính phủ vào cuối tuần này.
Trong khi đó, những người biểu tình thuộc Liên minh Nhân dân vì dân chủ (PAD), còn gọi là phe "áo vàng," đã phong tỏa các đường phố quanh Tòa nhà Chính phủ từ ngày 25/1 vừa qua để yêu cầu Thủ tướng từ chức vì không giải quyết được vấn đề tranh chấp biên giới với Campuchia.
Thủ lĩnh PAD ngày 11/3 cho biết sẽ chỉ đạo người biểu tình chiếm giữ khu vực Tòa nhà Chính phủ như hồi năm 2008 nếu bị cảnh sát giải tán khỏi khu vực biểu tình hiện nay. Trung tâm Kiểm soát Hòa bình và Trật tự ngày 10/3 đã ra tối hậu thư yêu cầu người biểu tình "áo vàng" phải rời khỏi các con phố xung quanh Tòa nhà Chính phủ trước ngày 15/3 để lấy địa điểm tiến hành Hội chợ Chữ thập Đỏ thường niên.
Năm 2008, người biểu tình PAD đã chiếm giữ Tòa nhà Chính phủ trong 193 ngày, gây sức ép hạ bệ chính phủ khi đó của Thủ tướng Samak Sundravej và sau đó là Thủ tướng Somchai Wongsawat - những nhân vật mà PAD cho là được sự ủy quyền của Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra./.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Tòa nhà Chính phủ, Thủ tướng Abhisit cho rằng bầu cử là cần thiết để người dân quyết định phương hướng chính trị.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào cuối năm nay khi nhiệm kỳ của Thủ tướng Abhisit kết thúc, tuy nhiên ông Abhisit đã nhiều lần tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Luật pháp Thái Lan quy định tổng tuyển cử phải được tiến hành trong vòng 45-60 ngày sau khi giải tán Hạ viện. Như vậy, nếu Hạ viện giải tán vào đầu tháng Năm, bầu cử sẽ diễn ra tại xứ “chùa Vàng” vào cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy tới. Thủ tướng Abhisit sẽ đệ trình kế hoạch giải tán Hạ viện lên Nhà Vua phê chuẩn trước khi chính thức công bố ngày bầu cử.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Thái Lan đang chia rẽ sâu sắc kể từ sau đợt biểu tình của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD), còn gọi là phe "áo đỏ" cách đây gần một năm dẫn tới tình trạng bạo lực tồi tệ nhất ở nước này trong nhiều thập kỷ qua khiến hơn 90 người thiệt mạng. Lực lượng "áo đỏ" dự kiến tiếp tục tổ chức tuần hành quy mô lớn chống chính phủ vào cuối tuần này.
Trong khi đó, những người biểu tình thuộc Liên minh Nhân dân vì dân chủ (PAD), còn gọi là phe "áo vàng," đã phong tỏa các đường phố quanh Tòa nhà Chính phủ từ ngày 25/1 vừa qua để yêu cầu Thủ tướng từ chức vì không giải quyết được vấn đề tranh chấp biên giới với Campuchia.
Thủ lĩnh PAD ngày 11/3 cho biết sẽ chỉ đạo người biểu tình chiếm giữ khu vực Tòa nhà Chính phủ như hồi năm 2008 nếu bị cảnh sát giải tán khỏi khu vực biểu tình hiện nay. Trung tâm Kiểm soát Hòa bình và Trật tự ngày 10/3 đã ra tối hậu thư yêu cầu người biểu tình "áo vàng" phải rời khỏi các con phố xung quanh Tòa nhà Chính phủ trước ngày 15/3 để lấy địa điểm tiến hành Hội chợ Chữ thập Đỏ thường niên.
Năm 2008, người biểu tình PAD đã chiếm giữ Tòa nhà Chính phủ trong 193 ngày, gây sức ép hạ bệ chính phủ khi đó của Thủ tướng Samak Sundravej và sau đó là Thủ tướng Somchai Wongsawat - những nhân vật mà PAD cho là được sự ủy quyền của Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra./.
(TTXVN/Vietnam+)