Ngày 4/6, Bộ Ngoại giao ra thông cáo cho biết: Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, ngày 6/6/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á năm 2013 tổ chức tại Naypyidaw, Myanmar.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum, viết tắt là WEF), hay còn gọi là Diễn đàn Davos - vì nó được tổ chức thường niên tại thành phố Davos (Thụy Sỹ), được hình thành từ năm 1971, có trụ sở chính tại Davos.
Đây là một diễn đàn để các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, học giả... có thể ngồi lại với nhau nhằm trao đổi, thảo luận về hướng vận động của nền kinh tế thế giới và những vấn đề kinh tế lớn của thế giới, cũng như xây dựng các báo cáo đánh giá quan trọng thường niên.
Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. WEF thường mời Việt Nam tham dự các hội nghị thường niên tại Davos và các hội nghị của WEF về Đông Á. Đặc biệt, đánh giá cao những thành tựu kinh tế ngoạn mục của Việt Nam, năm 2007 Chủ tịch WEF đã mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị. Tại các hội nghị tiếp theo, Việt Nam đều tham dự ở cấp cao. Sự tham gia của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gây được ấn tượng mạnh mẽ trong các thành viên của WEF.
Năm 2010, tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đăng cai Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Đông Á (gọi tắt là Hội nghị WEF về Đông Á) lần thứ 19, với chủ đề "Vai trò đang lên của Châu á trong phát triển toàn cầu."
Qua nhiều năm quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và WEF, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong cộng đồng WEF. Cộng đồng kinh tế thế giới đang nhìn nhận Việt Nam như một nhân tố mới, một nơi đầy cơ hội làm ăn và đều muốn đến đầu tư, làm ăn.
Với chủ đề “Định hình tương lai khu vực Đông Á thông qua kết nối,” WEF Đông Á 2012 được tổ chức tại Thái Lan, đã thu hút hơn 630 đại biểu tham dự từ 50 quốc gia, trong đó có một số nguyên thủ.
Tại hội nghị WEF Đông Á 2012, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các học giả kinh tế đều nhất trí cho rằng cần tiếp tục theo đuổi việc kết nối khu vực sâu rộng hơn nhằm tạo ra bức tường vững chắc chống lại các cú sốc hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Tại hội nghị WEF Đông Á 2012, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các học giả kinh tế đều nhất trí cho rằng cần tiếp tục theo đuổi việc kết nối khu vực sâu rộng hơn nhằm tạo ra bức tường vững chắc chống lại các cú sốc hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài./.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum, viết tắt là WEF), hay còn gọi là Diễn đàn Davos - vì nó được tổ chức thường niên tại thành phố Davos (Thụy Sỹ), được hình thành từ năm 1971, có trụ sở chính tại Davos.
Đây là một diễn đàn để các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, học giả... có thể ngồi lại với nhau nhằm trao đổi, thảo luận về hướng vận động của nền kinh tế thế giới và những vấn đề kinh tế lớn của thế giới, cũng như xây dựng các báo cáo đánh giá quan trọng thường niên.
Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. WEF thường mời Việt Nam tham dự các hội nghị thường niên tại Davos và các hội nghị của WEF về Đông Á. Đặc biệt, đánh giá cao những thành tựu kinh tế ngoạn mục của Việt Nam, năm 2007 Chủ tịch WEF đã mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị. Tại các hội nghị tiếp theo, Việt Nam đều tham dự ở cấp cao. Sự tham gia của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gây được ấn tượng mạnh mẽ trong các thành viên của WEF.
Năm 2010, tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đăng cai Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Đông Á (gọi tắt là Hội nghị WEF về Đông Á) lần thứ 19, với chủ đề "Vai trò đang lên của Châu á trong phát triển toàn cầu."
Qua nhiều năm quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và WEF, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong cộng đồng WEF. Cộng đồng kinh tế thế giới đang nhìn nhận Việt Nam như một nhân tố mới, một nơi đầy cơ hội làm ăn và đều muốn đến đầu tư, làm ăn.
Với chủ đề “Định hình tương lai khu vực Đông Á thông qua kết nối,” WEF Đông Á 2012 được tổ chức tại Thái Lan, đã thu hút hơn 630 đại biểu tham dự từ 50 quốc gia, trong đó có một số nguyên thủ.
Tại hội nghị WEF Đông Á 2012, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các học giả kinh tế đều nhất trí cho rằng cần tiếp tục theo đuổi việc kết nối khu vực sâu rộng hơn nhằm tạo ra bức tường vững chắc chống lại các cú sốc hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Tại hội nghị WEF Đông Á 2012, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các học giả kinh tế đều nhất trí cho rằng cần tiếp tục theo đuổi việc kết nối khu vực sâu rộng hơn nhằm tạo ra bức tường vững chắc chống lại các cú sốc hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài./.
(TTXVN)