Ngày 29/3, Văn phòng Chính phủ có Công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng về việc đồng ý tổ chức trực tuyến Hội nghị tổng kết thực hiệnChương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 5/4/2011, do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.
Theo đề nghị của Bộ Nội vụ, hội nghị này cũng thảo luận dự thảo Chương trình cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Như vậy, sau 10 năm thực hiệnChương trình này, hội nghị tổng kết tới đây sẽ là sự kiện có ý nghĩa lớn đối vớitiến trình cải cách hành chính.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 được Thủtướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2001. Nội dung của chương trình xác địnhrõ 4 lĩnh vực bao gồm: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổimới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.
Mục tiêu của Chương trình là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theonguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng;xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu củacông cuộc xây dựng, phát triển đất nước./.
Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 5/4/2011, do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.
Theo đề nghị của Bộ Nội vụ, hội nghị này cũng thảo luận dự thảo Chương trình cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Như vậy, sau 10 năm thực hiệnChương trình này, hội nghị tổng kết tới đây sẽ là sự kiện có ý nghĩa lớn đối vớitiến trình cải cách hành chính.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 được Thủtướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2001. Nội dung của chương trình xác địnhrõ 4 lĩnh vực bao gồm: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổimới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.
Mục tiêu của Chương trình là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theonguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng;xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu củacông cuộc xây dựng, phát triển đất nước./.
(TTXVN/Vietnam+)