Tân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 15/6 tuyên bố ông sẽ không viếng Đền Yasukuni trong thời gian cầm quyền.
Cam kết trên được ông Naoto Kan đưa ra trong phiên họp toàn thể Thượng viện, nhấn mạnh rằng "do các tội phạm chiến tranh loại A được an táng tại đây, nên một chuyến thăm chính thức của thủ tướng hay các thành viên nội các sẽ gây khó hiểu. Vì vậy, tôi không có kế hoạch thăm viếng ngôi đền này trong thời gian nắm quyền."
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyến viếng thăm của các vị thủ tướng Nhật Bản đến Đền Yasukuni luôn trở thành đề tài gây tranh cãi trong nội bộ nước này và làm dấy lên căng thẳng ngoại giao giữa Tokyo với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo kết quả thăm dò dư luận mới đây do Hãng thông tấn Kyodo tiến hành vào cuối tuần qua, tỷ lệ ủng hộ đối với Nội các của tân Thủ tướng Naoto Kan đạt 64,8%, tăng 3,3% so với cuộc thăm dò được tiến hành ngay sau khi Thủ tướng Kan nhậm chức.
Kết quả này cho thấy việc Chủ tịch đảng Quốc dân Mới (PNP) Shizuka Kamei từ chức Bộ trưởng phụ trách ngân hàng và cải cách bưu chính không ảnh hưởng đến quan điểm của người dân đối với nội các nước này, với số người không tán thành ở mức 23,6%, giảm so với 25,2% hồi tuần trước.
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản ngày 14/6 quyết định sẽ thành lập Ủy ban Nghiên cứu chiến lược quốc gia nhằm tăng cường chức năng của Phòng chiến lược quốc gia.
Ủy ban này sẽ phối hợp hành động với Ủy ban Nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền với mục tiêu xác lập thể chế chính trị giữ vai trò chủ đạo.
Chính phủ Nhật Bản đã trình quốc hội dự luật xác lập thể chế chính trị giữ vai trò chủ đạo nhằm nâng cấp Phòng Chiến lược quốc gia thành Cục và tăng biên chế cho cơ quan này, nhưng do không đủ thời gian để thảo luận tại quốc hội kỳ này nên đã phải hoãn thông qua dự luật.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ủy ban Nghiên cứu chiến lược quốc gia là soạn thảo các chính sách cụ thể để thực hiện đồng thời việc tái thiết tài chính và tăng trưởng kinh tế mà Thủ tướng Naoto Kan đã đề ra. Ủy ban sẽ họp với lãnh đạo các bộ ngành liên quan và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để đề xuất chính sách./.
Cam kết trên được ông Naoto Kan đưa ra trong phiên họp toàn thể Thượng viện, nhấn mạnh rằng "do các tội phạm chiến tranh loại A được an táng tại đây, nên một chuyến thăm chính thức của thủ tướng hay các thành viên nội các sẽ gây khó hiểu. Vì vậy, tôi không có kế hoạch thăm viếng ngôi đền này trong thời gian nắm quyền."
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyến viếng thăm của các vị thủ tướng Nhật Bản đến Đền Yasukuni luôn trở thành đề tài gây tranh cãi trong nội bộ nước này và làm dấy lên căng thẳng ngoại giao giữa Tokyo với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo kết quả thăm dò dư luận mới đây do Hãng thông tấn Kyodo tiến hành vào cuối tuần qua, tỷ lệ ủng hộ đối với Nội các của tân Thủ tướng Naoto Kan đạt 64,8%, tăng 3,3% so với cuộc thăm dò được tiến hành ngay sau khi Thủ tướng Kan nhậm chức.
Kết quả này cho thấy việc Chủ tịch đảng Quốc dân Mới (PNP) Shizuka Kamei từ chức Bộ trưởng phụ trách ngân hàng và cải cách bưu chính không ảnh hưởng đến quan điểm của người dân đối với nội các nước này, với số người không tán thành ở mức 23,6%, giảm so với 25,2% hồi tuần trước.
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản ngày 14/6 quyết định sẽ thành lập Ủy ban Nghiên cứu chiến lược quốc gia nhằm tăng cường chức năng của Phòng chiến lược quốc gia.
Ủy ban này sẽ phối hợp hành động với Ủy ban Nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền với mục tiêu xác lập thể chế chính trị giữ vai trò chủ đạo.
Chính phủ Nhật Bản đã trình quốc hội dự luật xác lập thể chế chính trị giữ vai trò chủ đạo nhằm nâng cấp Phòng Chiến lược quốc gia thành Cục và tăng biên chế cho cơ quan này, nhưng do không đủ thời gian để thảo luận tại quốc hội kỳ này nên đã phải hoãn thông qua dự luật.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ủy ban Nghiên cứu chiến lược quốc gia là soạn thảo các chính sách cụ thể để thực hiện đồng thời việc tái thiết tài chính và tăng trưởng kinh tế mà Thủ tướng Naoto Kan đã đề ra. Ủy ban sẽ họp với lãnh đạo các bộ ngành liên quan và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để đề xuất chính sách./.
(TTXVN/Vietnam+)