Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào trong hai ngày 9 và 10/9 tới, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongsing Thammavong.
Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu lại giữ chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào; thể hiện quyết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào củng cố tăng cường hợp tác quan hệ song phương.
Nhân dịp này, lãnh đạo Cấp cao hai nước sẽ thảo luận các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường hợp tác chặt chẽ Việt Nam-Lào trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng... cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tại hội nghị hợp tác đầu tư Việt-Lào, với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp hai nước, hai bên sẽ đánh giá tổng hợp tình hình đầu tư của Việt Nam vào Lào và đề ra các phương hướng lớn về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
Việt Nam-Lào thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962. Chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ láng giềng, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục được củng cố và phát triển tích cực. Hai bên duy trì thường xuyên các cơ chế họp thường niên Ủy ban liên Chính phủ (đã tiến hành 33 kỳ họp), trao đổi nhiều đoàn cấp cao như chuyến thăm chính thức Lào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng Sáu vừa qua).
Lãnh đạo Cấp cao hai nước đã nhất trí chọn năm 2012 là “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào;” thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Thongsing Thammavong, từ ngày 28/2 đến 2/3 năm nay; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone, từ ngày 8-10/8 vừa qua; Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou diễn ra từ ngày 24-27/8 vừa qua.
Tại kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ lần thứ 33, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác hai nước năm 2011, Hiệp định hợp tác Việt-Lào giai đoạn 2011- 2015 và Chiến lược Hợp tác 2011-2020 giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam có 252 dự án đầu tư tại Lào, với tổng giá trị đầu tư 3,2 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực khai khoáng, điện, nông nghiệp, dịch vụ... Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đang tiến triển theo hướng tích cực, giai đoạn 2006-2010 có 190 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,6 tỷ USD, tăng 21 lần so với giai đoạn 200- 2005 chỉ có 58 dự án với số vốn đăng ký 125 triệu USD.
Về thương mại, Việt Nam hiện là bạn hàng lớn thứ ba của Lào (sau Thái Lan và Trung Quốc). Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng liên tục qua các năm 2008 đạt 425 USD, năm 2010 đạt 490 triệu USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng năm nay đạt 402,3 triệu USD, tăng 65, 8% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó xuất khẩu đạt 144,638 triệu USD, tăng 31% (chủ yếu là các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, máy móc, thiết bị và phụ tùng; dây điện và dây cáp điện); nhập khẩu đạt 257,664 triệu USD, tăng 72,5% (chủ yếu là gỗ, sản phẩm từ gỗ và kim loại thường). Hai nước nhất trí đẩy mạnh tăng cường hợp tác kinh tế, hướng tới đưa kim ngạch thương mại song phương đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2015.
Hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, văn hóa-thể thao-du lịch... đạt hiệu quả cao. Hợp tác trong giáo dục đào tạo tiếp tục là lĩnh vực hợp tác chiến lược. Hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác giáo dục năm 2011, đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam-Lào nhân chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, hồi tháng Tư năm nay.
Hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hợp tác truyền thống gắn bó, đảm bảo an ninh xã hội vùng biên, giải quyết tốt những vụ việc phát sinh nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên cũng thường xuyên trao đổi thông tin về các vấn đề quốc tế, phối hợp trong các hoạt động tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các tổ chức và diễn đàn hợp tác đa phương, tăng cường hợp tác và sử dụng nguồn nước sông Mekong; Việt Nam tích cực chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các sự kiện lớn, cũng như kinh nghiệm hội nhập quốc tế để Lào tham khảo trong quá trình gia nhập WTO và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 9./.
Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu lại giữ chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào; thể hiện quyết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào củng cố tăng cường hợp tác quan hệ song phương.
Nhân dịp này, lãnh đạo Cấp cao hai nước sẽ thảo luận các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường hợp tác chặt chẽ Việt Nam-Lào trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng... cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tại hội nghị hợp tác đầu tư Việt-Lào, với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp hai nước, hai bên sẽ đánh giá tổng hợp tình hình đầu tư của Việt Nam vào Lào và đề ra các phương hướng lớn về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
Việt Nam-Lào thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962. Chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ láng giềng, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục được củng cố và phát triển tích cực. Hai bên duy trì thường xuyên các cơ chế họp thường niên Ủy ban liên Chính phủ (đã tiến hành 33 kỳ họp), trao đổi nhiều đoàn cấp cao như chuyến thăm chính thức Lào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng Sáu vừa qua).
Lãnh đạo Cấp cao hai nước đã nhất trí chọn năm 2012 là “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào;” thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Thongsing Thammavong, từ ngày 28/2 đến 2/3 năm nay; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone, từ ngày 8-10/8 vừa qua; Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou diễn ra từ ngày 24-27/8 vừa qua.
Tại kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ lần thứ 33, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác hai nước năm 2011, Hiệp định hợp tác Việt-Lào giai đoạn 2011- 2015 và Chiến lược Hợp tác 2011-2020 giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam có 252 dự án đầu tư tại Lào, với tổng giá trị đầu tư 3,2 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực khai khoáng, điện, nông nghiệp, dịch vụ... Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đang tiến triển theo hướng tích cực, giai đoạn 2006-2010 có 190 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,6 tỷ USD, tăng 21 lần so với giai đoạn 200- 2005 chỉ có 58 dự án với số vốn đăng ký 125 triệu USD.
Về thương mại, Việt Nam hiện là bạn hàng lớn thứ ba của Lào (sau Thái Lan và Trung Quốc). Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng liên tục qua các năm 2008 đạt 425 USD, năm 2010 đạt 490 triệu USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng năm nay đạt 402,3 triệu USD, tăng 65, 8% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó xuất khẩu đạt 144,638 triệu USD, tăng 31% (chủ yếu là các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, máy móc, thiết bị và phụ tùng; dây điện và dây cáp điện); nhập khẩu đạt 257,664 triệu USD, tăng 72,5% (chủ yếu là gỗ, sản phẩm từ gỗ và kim loại thường). Hai nước nhất trí đẩy mạnh tăng cường hợp tác kinh tế, hướng tới đưa kim ngạch thương mại song phương đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2015.
Hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, văn hóa-thể thao-du lịch... đạt hiệu quả cao. Hợp tác trong giáo dục đào tạo tiếp tục là lĩnh vực hợp tác chiến lược. Hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác giáo dục năm 2011, đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam-Lào nhân chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, hồi tháng Tư năm nay.
Hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hợp tác truyền thống gắn bó, đảm bảo an ninh xã hội vùng biên, giải quyết tốt những vụ việc phát sinh nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên cũng thường xuyên trao đổi thông tin về các vấn đề quốc tế, phối hợp trong các hoạt động tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các tổ chức và diễn đàn hợp tác đa phương, tăng cường hợp tác và sử dụng nguồn nước sông Mekong; Việt Nam tích cực chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các sự kiện lớn, cũng như kinh nghiệm hội nhập quốc tế để Lào tham khảo trong quá trình gia nhập WTO và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 9./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)