Ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Tham gia đoàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng, Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Vũ Đăng Dũng.
Trong thời gian ở Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, từ ngày 17-20/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan là Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và các Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ).
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan sẽ tập trung vào việc thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng và kết nối ASEAN, duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của Hiệp hội trong xử lý các vấn đề thuộc lợi ích và trọng tâm của ASEAN, trong đó có các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực; mở rộng quan hệ với các đối tác cả về bề rộng và chiều sâu theo hướng thực chất và hiệu quả hơn.
Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 sẽ diễn ra Hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC) và Diễn đàn đối thoại toàn cầu.
Việc triển khai đúng hạn và hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết và mở rộng kết nối khu vực là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN hiện nay. Đồng thời, một ASEAN đoàn kết, gắn kết và phát triển bền vững cũng chính là nền tảng để Hiệp hội mở rộng quan hệ với bên ngoài, phát huy vai trò trung tâm trong định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; nâng vai trò, đóng góp của Hiệp hội tại các diễn đàn quốc tế. Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN đang được triển khai trên các mặt là: kết nối vật chất, hạ tầng phần cứng; kết nối thể chế và kết nối con người. Đồng thời ASEAN cũng tăng cường kết nối với các đối tác, từng bước thúc đẩy xây dựng mạng lưới kết nối trên nhiều tầng nấc.
Trong quan hệ đối ngoại của ASEAN, hiện ASEAN đang đẩy mạnh quan hệ với các đối tác thông qua các tiến trình khu vực hiện có do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…, qua đó tạo điều kiện cho các đối tác tham gia và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, cũng như hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng động và các trọng tâm, ưu tiên khác của ASEAN.
Với tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm,” đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này nhằm tiếp tục phát huy các kết quả tích cực đạt được thời gian qua, cùng với các nước ASEAN đóng góp vào thành công của các Hội nghị cấp cao; củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, góp phần xây dựng một ASEAN đoàn kết và vững mạnh, đóng góp vào thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác.
Dự kiến lãnh đạo các nước ASEAN sẽ ký Tuyên bố Phnom Penh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD); thông qua một số văn kiện quan trọng định hướng hợp tác ASEAN như, Tuyên bố về việc xem xét khả năng lập Trung tâm khu vực ASEAN khắc phục mình (ARMAC), Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố Bali III.
Cũng theo dự kiến, lãnh đạo các nước ASEAN và một số đối tác sẽ thông qua các văn kiện liên quan, gồm: Tuyên bố của lãnh đạo các nước ASEAN+3 kỷ niệm 15 năm hợp tác ASEAN+3, Tuyên bố đối tác ASEAN+3 về kết nối, Tuyên bố khởi động đàm phán Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Tuyên bố Phnom Penh về Sáng kiến phát triển Cấp cao Đông Á (EAS), Tuyên bố Cấp cao Đông Á về phòng chống bệnh sốt rét kháng thuốc, Tuyên bố chung của Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ tư./.
Tham gia đoàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng, Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Vũ Đăng Dũng.
Trong thời gian ở Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, từ ngày 17-20/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan là Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và các Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ).
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan sẽ tập trung vào việc thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng và kết nối ASEAN, duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của Hiệp hội trong xử lý các vấn đề thuộc lợi ích và trọng tâm của ASEAN, trong đó có các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực; mở rộng quan hệ với các đối tác cả về bề rộng và chiều sâu theo hướng thực chất và hiệu quả hơn.
Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 sẽ diễn ra Hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC) và Diễn đàn đối thoại toàn cầu.
Việc triển khai đúng hạn và hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết và mở rộng kết nối khu vực là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN hiện nay. Đồng thời, một ASEAN đoàn kết, gắn kết và phát triển bền vững cũng chính là nền tảng để Hiệp hội mở rộng quan hệ với bên ngoài, phát huy vai trò trung tâm trong định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; nâng vai trò, đóng góp của Hiệp hội tại các diễn đàn quốc tế. Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN đang được triển khai trên các mặt là: kết nối vật chất, hạ tầng phần cứng; kết nối thể chế và kết nối con người. Đồng thời ASEAN cũng tăng cường kết nối với các đối tác, từng bước thúc đẩy xây dựng mạng lưới kết nối trên nhiều tầng nấc.
Trong quan hệ đối ngoại của ASEAN, hiện ASEAN đang đẩy mạnh quan hệ với các đối tác thông qua các tiến trình khu vực hiện có do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…, qua đó tạo điều kiện cho các đối tác tham gia và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, cũng như hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng động và các trọng tâm, ưu tiên khác của ASEAN.
Với tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm,” đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này nhằm tiếp tục phát huy các kết quả tích cực đạt được thời gian qua, cùng với các nước ASEAN đóng góp vào thành công của các Hội nghị cấp cao; củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, góp phần xây dựng một ASEAN đoàn kết và vững mạnh, đóng góp vào thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác.
Dự kiến lãnh đạo các nước ASEAN sẽ ký Tuyên bố Phnom Penh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD); thông qua một số văn kiện quan trọng định hướng hợp tác ASEAN như, Tuyên bố về việc xem xét khả năng lập Trung tâm khu vực ASEAN khắc phục mình (ARMAC), Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố Bali III.
Cũng theo dự kiến, lãnh đạo các nước ASEAN và một số đối tác sẽ thông qua các văn kiện liên quan, gồm: Tuyên bố của lãnh đạo các nước ASEAN+3 kỷ niệm 15 năm hợp tác ASEAN+3, Tuyên bố đối tác ASEAN+3 về kết nối, Tuyên bố khởi động đàm phán Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Tuyên bố Phnom Penh về Sáng kiến phát triển Cấp cao Đông Á (EAS), Tuyên bố Cấp cao Đông Á về phòng chống bệnh sốt rét kháng thuốc, Tuyên bố chung của Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ tư./.
Thiện Thuật (TTXVN)