Tối 25/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam đã đến thành phố Toronto của Canada, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20).
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 và đặc biệt là với cương vị Chủ tịch đương nhiệm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2010.
Với tư cách đại diện của Việt Nam và ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia tất cả các phiên thảo luận tại hội nghị với lãnh đạo các nước G-20, và khách mời, đồng thời tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một diễn đàn quốc tế lớn gồm những nền kinh tế mạnh nhất thế giới để bàn thảo các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Như vậy, Việt Nam sẽ đại diện cho các nước ASEAN đóng góp vào bảo đảm quá trình phục hồi kinh tế bền vững và cân bằng, củng cố tài khóa, cải cách các qui định tài chính, cải cách thể chế tài chính quốc tế, tăng cường giám sát mạng lưới vĩ mô và an toàn tài chính toàn cầu, chống chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, các vấn đề phát triển, tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế.
Qua việc tham dự hội nghị sẽ khẳng định vai trò của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên G-20, đặc biệt là các nước đối tác ưu tiên của Việt Nam.
Tối cùng ngày, Thủ tướng tiếp lãnh đạo Tập đoàn Bombadier.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới về cơ bản tiếp tục phục hồi nhanh hơn dự kiến tuy còn chưa đồng đều giữa các nước và khu vực khác nhau.
Nền kinh tế thế giới vẫn đang tồn tại nhiều thách thức lớn, đó là: nợ chính phủ của hầu hết các nền kinh tế lớn tiếp tục tăng, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, sự mất cân bằng toàn cầu vẫn tiếp diễn dù ở mức độ hạn chế hơn trước, tăng trưởng nóng và lạm phát gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi…
Trong bối cảnh đó, hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định được thông qua trong khuôn khổ G-20 nhằm bảo đảm sự phục hồi và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới.
Các nội dung chính được thảo luận như hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng; cơ chế triển khai các chính sách, khuyến nghị và quyết định của G-20; cải cách cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn và đối phó, ngăn chặn các rủi ro hệ thống; thúc đẩy tự do hóa thương mại và vòng đàm phán Doha; tiếp tục đẩy mạnh cải cách các tổ chức tiền tệ và tài chính khu vực, quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các vấn đề về tổ chức và phát triển thể chế G-20.../.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 và đặc biệt là với cương vị Chủ tịch đương nhiệm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2010.
Với tư cách đại diện của Việt Nam và ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham gia tất cả các phiên thảo luận tại hội nghị với lãnh đạo các nước G-20, và khách mời, đồng thời tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một diễn đàn quốc tế lớn gồm những nền kinh tế mạnh nhất thế giới để bàn thảo các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Như vậy, Việt Nam sẽ đại diện cho các nước ASEAN đóng góp vào bảo đảm quá trình phục hồi kinh tế bền vững và cân bằng, củng cố tài khóa, cải cách các qui định tài chính, cải cách thể chế tài chính quốc tế, tăng cường giám sát mạng lưới vĩ mô và an toàn tài chính toàn cầu, chống chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, các vấn đề phát triển, tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế.
Qua việc tham dự hội nghị sẽ khẳng định vai trò của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên G-20, đặc biệt là các nước đối tác ưu tiên của Việt Nam.
Tối cùng ngày, Thủ tướng tiếp lãnh đạo Tập đoàn Bombadier.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới về cơ bản tiếp tục phục hồi nhanh hơn dự kiến tuy còn chưa đồng đều giữa các nước và khu vực khác nhau.
Nền kinh tế thế giới vẫn đang tồn tại nhiều thách thức lớn, đó là: nợ chính phủ của hầu hết các nền kinh tế lớn tiếp tục tăng, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, sự mất cân bằng toàn cầu vẫn tiếp diễn dù ở mức độ hạn chế hơn trước, tăng trưởng nóng và lạm phát gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi…
Trong bối cảnh đó, hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định được thông qua trong khuôn khổ G-20 nhằm bảo đảm sự phục hồi và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới.
Các nội dung chính được thảo luận như hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng; cơ chế triển khai các chính sách, khuyến nghị và quyết định của G-20; cải cách cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn và đối phó, ngăn chặn các rủi ro hệ thống; thúc đẩy tự do hóa thương mại và vòng đàm phán Doha; tiếp tục đẩy mạnh cải cách các tổ chức tiền tệ và tài chính khu vực, quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các vấn đề về tổ chức và phát triển thể chế G-20.../.
(TTXVN/Vietnam+)