Ngày 6/8, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã bác bỏ các lời kêu gọi chính phủ của ông sớm tiến hành các cuộc bầu cử nhằm ngăn chặn sự hoảng loạn của thị trường vốn đã buộc Chính phủ Italy phải áp dụng các biện pháp khắc khổ.
Trả lời câu hỏi của báo giới về khả năng Italy có thể tiến hành các cuộc bầu cử trong năm 2012, Thủ tướng Berlusconi khẳng định chính phủ của ông không thảo luận về đề này, đồng thời nhấn mạnh ý tưởng này sẽ không bao giờ trở thành một sự lựa chọn.
Theo kế hoạch, các cuộc bầu cử tại Italy sẽ được tổ chức vào năm 2013. Tuy nhiên, dư luận nước này bắt đầu nói đến khả năng tổ chức bầu cử sớm trong bối cảnh Chính phủ bảo thủ của ông Berlusconi suy yếu do mâu thuẫn nội bộ và Italy đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ.
Phe đối lập cánh tả đã hối thúc tổ chức sớm các cuộc bầu cử nhằm tiến tới thành lập một chính phủ kỹ trị để phục hồi niềm tin vào nền tài chính của nước này.
Theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) - tổ chức chuyên cung cấp dự báo và phân tích kinh tế độc lập cho các tổ tức cá nhân, chính phủ và khu vực thứ ba - nợ công của Italy sẽ tăng từ 128% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 150% GDP vào năm 2017 nếu lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn dừng ở mức trên 6% hiện nay và kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2011.
Nếu chi phí vay mượn giảm xuống 0,4%, nhưng kinh tế không thoát khỏi tình trạng tăng trưởng ì ạch thì nợ công của Italy vẫn ở mức 123% trong năm 2018, cao hơn gấp đôi mức qui định của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 5/8, cùng với Pháp, Chính phủ Italy đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-7) họp khẩn cấp tìm giải pháp giúp ngăn chặn cơn hoảng loạn đang diễn ra trên thị trường tài chính Khu vực đồng euro.
Trước đó, ngày 3/8, Thủ tướng Berlusconi đã hối thúc chính phủ thực hiện thêm các biện pháp khôi phục lòng tin và ổn định nền kinh tế để chống lại nạn đầu cơ, nhanh chóng thông qua một kế hoạch hành động thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục thực hiện cắt giảm thâm hụt ngân sách và giảm tỷ lệ nợ công./.
Trả lời câu hỏi của báo giới về khả năng Italy có thể tiến hành các cuộc bầu cử trong năm 2012, Thủ tướng Berlusconi khẳng định chính phủ của ông không thảo luận về đề này, đồng thời nhấn mạnh ý tưởng này sẽ không bao giờ trở thành một sự lựa chọn.
Theo kế hoạch, các cuộc bầu cử tại Italy sẽ được tổ chức vào năm 2013. Tuy nhiên, dư luận nước này bắt đầu nói đến khả năng tổ chức bầu cử sớm trong bối cảnh Chính phủ bảo thủ của ông Berlusconi suy yếu do mâu thuẫn nội bộ và Italy đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ.
Phe đối lập cánh tả đã hối thúc tổ chức sớm các cuộc bầu cử nhằm tiến tới thành lập một chính phủ kỹ trị để phục hồi niềm tin vào nền tài chính của nước này.
Theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) - tổ chức chuyên cung cấp dự báo và phân tích kinh tế độc lập cho các tổ tức cá nhân, chính phủ và khu vực thứ ba - nợ công của Italy sẽ tăng từ 128% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 150% GDP vào năm 2017 nếu lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn dừng ở mức trên 6% hiện nay và kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2011.
Nếu chi phí vay mượn giảm xuống 0,4%, nhưng kinh tế không thoát khỏi tình trạng tăng trưởng ì ạch thì nợ công của Italy vẫn ở mức 123% trong năm 2018, cao hơn gấp đôi mức qui định của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 5/8, cùng với Pháp, Chính phủ Italy đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-7) họp khẩn cấp tìm giải pháp giúp ngăn chặn cơn hoảng loạn đang diễn ra trên thị trường tài chính Khu vực đồng euro.
Trước đó, ngày 3/8, Thủ tướng Berlusconi đã hối thúc chính phủ thực hiện thêm các biện pháp khôi phục lòng tin và ổn định nền kinh tế để chống lại nạn đầu cơ, nhanh chóng thông qua một kế hoạch hành động thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục thực hiện cắt giảm thâm hụt ngân sách và giảm tỷ lệ nợ công./.
(TTXVN/Vietnam+)