Ngày 14/6, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đã đề nghị từng bước khôi phục hoạt động của đài truyền hình quốc gia ERT sau việc đóng cửa đài truyền hình này trong tuần qua làm dấy lên làn sóng phản đối tại Hy Lạp và ở cả Châu Âu.
Trong một tuyên bố, ông Samaras nêu rõ: "Một ủy ban tạm thời với sự chấp thuận rộng rãi của các bên có thể được thành lập để thuê một số lượng hạn chế các nhân viên ERT, qua đó có thể bắt đầu phát sóng ngay lập tức các chương trình tin tức".
Tuyên bố trên của ông Samaras ám chỉ việc khôi phục một số chương trình tin tức, do ERT được coi là một kênh thông tin thiết yếu đối với các khu vực biên giới và phân tán của Hy Lạp.
Trong khi đó, tranh cãi về việc đóng cửa đài phát thanh và truyền hình quốc gia đã được chuyển lên Hội đồng Nhà nước - tòa án hành chính cấp cao nhất của Hy Lạp.
Dự kiến, tòa sẽ đưa ra một phán quyết sơ bộ vào ngày 17/6 tới về khả năng đảo ngược quyết định đóng cửa ERT và sẽ công bố phán quyết cuối cùng vào đầu mùa Thu.
Mặc dù giới truyền thông Hy Lạp thừa nhận ERT đã rơi vào tình trạng quản lý kém và không nhạy bén chính trị trong một thời gian dài, song quyết định đóng cửa ERT đã có 60 năm hoạt động đang đẩy chính phủ của ông Samaras vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới, đặc biệt nguy cơ chia rẽ trong liên minh cầm quyền gồm các đảng theo đường lối xã hội và cánh tả.
Trước đó, lãnh đạo Đảng Xã hội Evangelos Venizelos nói rằng việc đóng cửa ERT đã tạo ra một "cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp," trong khi lãnh đạo đảng cánh tả Alexis Tsipras cho rằng chính phủ của Thủ tướng Samaras "thách thức nền dân chủ" do quyết định trên không được hai đảng trong liên minh cầm quyền ủng hộ.
Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định không yêu cầu chính phủ Hy Lạp ra quyết định này, đồng thời nhấn mạnh truyền thông công cộng là "một phần không thể thiếu của nền dân chủ châu Âu."
Ông Samaras dự kiến sẽ có cuộc tham vấn với các đối tác trong liên minh cầm quyền về vấn đề này trong ngày 17/6.
Trước đó, ngày 14/6, hàng chục nghìn người ở Hy Lạp tham gia cuộc tổng đình công kéo dài 24 giờ trên toàn quốc phản đối quyết định đóng cửa ERT./.
Trong một tuyên bố, ông Samaras nêu rõ: "Một ủy ban tạm thời với sự chấp thuận rộng rãi của các bên có thể được thành lập để thuê một số lượng hạn chế các nhân viên ERT, qua đó có thể bắt đầu phát sóng ngay lập tức các chương trình tin tức".
Tuyên bố trên của ông Samaras ám chỉ việc khôi phục một số chương trình tin tức, do ERT được coi là một kênh thông tin thiết yếu đối với các khu vực biên giới và phân tán của Hy Lạp.
Trong khi đó, tranh cãi về việc đóng cửa đài phát thanh và truyền hình quốc gia đã được chuyển lên Hội đồng Nhà nước - tòa án hành chính cấp cao nhất của Hy Lạp.
Dự kiến, tòa sẽ đưa ra một phán quyết sơ bộ vào ngày 17/6 tới về khả năng đảo ngược quyết định đóng cửa ERT và sẽ công bố phán quyết cuối cùng vào đầu mùa Thu.
Mặc dù giới truyền thông Hy Lạp thừa nhận ERT đã rơi vào tình trạng quản lý kém và không nhạy bén chính trị trong một thời gian dài, song quyết định đóng cửa ERT đã có 60 năm hoạt động đang đẩy chính phủ của ông Samaras vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới, đặc biệt nguy cơ chia rẽ trong liên minh cầm quyền gồm các đảng theo đường lối xã hội và cánh tả.
Trước đó, lãnh đạo Đảng Xã hội Evangelos Venizelos nói rằng việc đóng cửa ERT đã tạo ra một "cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp," trong khi lãnh đạo đảng cánh tả Alexis Tsipras cho rằng chính phủ của Thủ tướng Samaras "thách thức nền dân chủ" do quyết định trên không được hai đảng trong liên minh cầm quyền ủng hộ.
Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định không yêu cầu chính phủ Hy Lạp ra quyết định này, đồng thời nhấn mạnh truyền thông công cộng là "một phần không thể thiếu của nền dân chủ châu Âu."
Ông Samaras dự kiến sẽ có cuộc tham vấn với các đối tác trong liên minh cầm quyền về vấn đề này trong ngày 17/6.
Trước đó, ngày 14/6, hàng chục nghìn người ở Hy Lạp tham gia cuộc tổng đình công kéo dài 24 giờ trên toàn quốc phản đối quyết định đóng cửa ERT./.
(Vietnam+)