Tân Thủ tướng Anh David Cameron ngày 12/5 tuyên bố sẽ tạo ra một sự thay đổi có sức mạnh "địa chấn" trong cách thức chính phủ điều hành đất nước.
Nhằm tạo ấn tượng cho cam kết của mình, ông Cameron đã tổ chức cuộc họp báo ra mắt chính phủ mới và công bố thỏa thuận thành lập chính phủ liên hiệp giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do trong khu vườn rợp bóng cây ở số 10 phố Downing, trái với truyền thống của người tiền nhiệm Gordon Brown là họp báo trong nhà.
Thay cho hình ảnh đối đầu trong cuộc bầu cử cách đây vài ngày, Thủ tướng Cameron giữ thái độ thân thiện và cởi mở bên cạnh đối thủ cũ, giờ là đối tác mới, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nick Clegg.
Phát biểu trước báo giới, ông Cameron khẳng định chính phủ liên hiệp sẽ là một "chính phủ thống nhất dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Tự do, công bằng và trách nhiệm" để dẫn dắt nước Anh đi theo một chiều hướng mới mang ý nghĩa "lịch sử" và mang sức mạnh "địa chấn."
Ông cũng khẳng định các hoạt động của chính phủ nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, chứ không vì lợi ích của bất kỳ chính đảng nào.
Những điểm chính trong thỏa thuận dài 7 trang do Thủ tướng Cameron công bố trước báo giới tập trung chủ yếu vào vấn đề kinh tế, xã hội, trong đó cắt giảm thâm hụt ngân sách là vấn đề cấp bách nhất.
Thỏa thuận đặt mục tiêu lập ngân sách khẩn cấp trong vòng 50 ngày kể từ khi chính phủ mới được thành lập, nhấn mạnh việc cải cách hệ thống ngân hàng nhằm tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Thỏa thuận cũng khẳng định Anh không gia nhập và không chuẩn bị gia nhập Khu vực đồng euro trong nhiệm kỳ 5 năm của Quốc hội mới được thành lập. Mặc dù nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm, song trong thời gian này, Hạ viện vẫn có thể bị giải tán nếu được 55% số nghị sĩ chấp thuận.
Chính phủ sẽ thúc đẩy việc trưng cầu ý dân về thay đổi hệ thống bầu cử hiện nay, song hai đảng trong liên minh vẫn có thể tiến hành vận động theo chính sách riêng của mình.
Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa hai đảng, hầu hết các vị trí quan trọng trong nội các được Thủ tướng Cameron giữ lại cho các thân hữu trong đảng Bảo thủ, chẳng hạn như ghế Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Giáo dục...
Về phía đảng Dân chủ Tự do, ngoài ghế Phó Thủ tướng được trao cho ông Clegg, đảng này còn nhận được bốn ghế trong nội các, bao gồm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tài chính, Bộ trưởng phụ trách Scotland, Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu và Bộ trưởng Kinh doanh. Tổng số ghế đảng này nhận được trong chính phủ liên hiệp lên đến 20, song chủ yếu là các ghế thứ trưởng.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục bày tỏ lập trường đối với chính phủ mới của Anh.
Vài giờ sau khi ông Cameron được bổ nhiệm làm thủ tướng mới, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện cho ông Cameron, ca ngợi tân Thủ tướng Anh là nhà lãnh đạo "tinh tế, tận tụy và làm việc có hiệu quả," đồng thời mời tân Thủ tướng Cameron đến thăm Mỹ vào tháng Bảy tới.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết tân Ngoại trưởng nước này William Hague sẽ đến thăm Mỹ vào ngày 14/5 tới để hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Hillary Clinton.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng đã gọi điện chúc mừng ông Cameron.
Cũng trong ngày 12/5, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Bộ Ngoại giao nước này bày tỏ hy vọng chính phủ mới của Anh sẽ "tăng nhiệt" cho mối quan hệ Nga-Anh, đã trở nên băng giá sau những tranh cãi năm 2006 xung quanh vụ dẫn độ nghi can giết người Litvinenko từ Nga sang Anh.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nesterenko, trong thông điệp gửi ông Cameron, Tổng thống Medvedev khẳng định Nga coi thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp với Anh là "một trong những trục chính" trong chính sách đối ngoại của nước này và là một nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh và ổn định trên thế giới.
Tính đến thời điểm này, cuộc đua tranh chức Chủ tịch Công đảng (sau khi ông Gordon Brown rút khỏi vị trí này) đã bắt đầu với cựu Ngoại trưởng David Miliband là người đầu tiên tuyên bố tham gia./.
Nhằm tạo ấn tượng cho cam kết của mình, ông Cameron đã tổ chức cuộc họp báo ra mắt chính phủ mới và công bố thỏa thuận thành lập chính phủ liên hiệp giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do trong khu vườn rợp bóng cây ở số 10 phố Downing, trái với truyền thống của người tiền nhiệm Gordon Brown là họp báo trong nhà.
Thay cho hình ảnh đối đầu trong cuộc bầu cử cách đây vài ngày, Thủ tướng Cameron giữ thái độ thân thiện và cởi mở bên cạnh đối thủ cũ, giờ là đối tác mới, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nick Clegg.
Phát biểu trước báo giới, ông Cameron khẳng định chính phủ liên hiệp sẽ là một "chính phủ thống nhất dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Tự do, công bằng và trách nhiệm" để dẫn dắt nước Anh đi theo một chiều hướng mới mang ý nghĩa "lịch sử" và mang sức mạnh "địa chấn."
Ông cũng khẳng định các hoạt động của chính phủ nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, chứ không vì lợi ích của bất kỳ chính đảng nào.
Những điểm chính trong thỏa thuận dài 7 trang do Thủ tướng Cameron công bố trước báo giới tập trung chủ yếu vào vấn đề kinh tế, xã hội, trong đó cắt giảm thâm hụt ngân sách là vấn đề cấp bách nhất.
Thỏa thuận đặt mục tiêu lập ngân sách khẩn cấp trong vòng 50 ngày kể từ khi chính phủ mới được thành lập, nhấn mạnh việc cải cách hệ thống ngân hàng nhằm tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Thỏa thuận cũng khẳng định Anh không gia nhập và không chuẩn bị gia nhập Khu vực đồng euro trong nhiệm kỳ 5 năm của Quốc hội mới được thành lập. Mặc dù nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm, song trong thời gian này, Hạ viện vẫn có thể bị giải tán nếu được 55% số nghị sĩ chấp thuận.
Chính phủ sẽ thúc đẩy việc trưng cầu ý dân về thay đổi hệ thống bầu cử hiện nay, song hai đảng trong liên minh vẫn có thể tiến hành vận động theo chính sách riêng của mình.
Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa hai đảng, hầu hết các vị trí quan trọng trong nội các được Thủ tướng Cameron giữ lại cho các thân hữu trong đảng Bảo thủ, chẳng hạn như ghế Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Giáo dục...
Về phía đảng Dân chủ Tự do, ngoài ghế Phó Thủ tướng được trao cho ông Clegg, đảng này còn nhận được bốn ghế trong nội các, bao gồm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tài chính, Bộ trưởng phụ trách Scotland, Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu và Bộ trưởng Kinh doanh. Tổng số ghế đảng này nhận được trong chính phủ liên hiệp lên đến 20, song chủ yếu là các ghế thứ trưởng.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục bày tỏ lập trường đối với chính phủ mới của Anh.
Vài giờ sau khi ông Cameron được bổ nhiệm làm thủ tướng mới, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện cho ông Cameron, ca ngợi tân Thủ tướng Anh là nhà lãnh đạo "tinh tế, tận tụy và làm việc có hiệu quả," đồng thời mời tân Thủ tướng Cameron đến thăm Mỹ vào tháng Bảy tới.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết tân Ngoại trưởng nước này William Hague sẽ đến thăm Mỹ vào ngày 14/5 tới để hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Hillary Clinton.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cũng đã gọi điện chúc mừng ông Cameron.
Cũng trong ngày 12/5, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Bộ Ngoại giao nước này bày tỏ hy vọng chính phủ mới của Anh sẽ "tăng nhiệt" cho mối quan hệ Nga-Anh, đã trở nên băng giá sau những tranh cãi năm 2006 xung quanh vụ dẫn độ nghi can giết người Litvinenko từ Nga sang Anh.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nesterenko, trong thông điệp gửi ông Cameron, Tổng thống Medvedev khẳng định Nga coi thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp với Anh là "một trong những trục chính" trong chính sách đối ngoại của nước này và là một nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh và ổn định trên thế giới.
Tính đến thời điểm này, cuộc đua tranh chức Chủ tịch Công đảng (sau khi ông Gordon Brown rút khỏi vị trí này) đã bắt đầu với cựu Ngoại trưởng David Miliband là người đầu tiên tuyên bố tham gia./.
(TTXVN/Vietnam+)