Thủ tướng Anh David Cameron đã đến Libya ngày 31/1 để thảo luận với giới chức nước này về vấn đề an ninh.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Anh, vốn đóng một vai trò chủ chốt trong cuộc nổi dậy tại Libya năm 2011, gần đây liên tiếp đưa ra cảnh báo về mối đe dọa nhằm vào các công dân và phái bộ Anh ở Libya.
Trong buổi họp báo chung với người đồng cấp Libya Ali Zeidan, Thủ tướng Cameron khẳng định London ủng hộ Tripoli và mong muốn hợp tác nhằm xây dựng một nền dân chủ thịnh vượng, an toàn và an ninh ở quốc gia Bắc Phi này.
Theo tuyên bố của Văn phòng thủ tướng Anh, trong chuyến thăm Libya, Thủ tướng Cameron đã nhất trí triển khai các cố vấn quân đội, cảnh sát và an ninh biên giới đến Libya hỗ trợ đào tạo lực lượng an ninh nước này.
Ngoài ra, London cam kết giúp Chính phủ Libya củng cố nền dân chủ, cung cấp cố vấn pháp lý và đào tạo các giám sát viên bầu cử người Libya.
Hôm 24/1, nhà chức trách Anh khuyến cáo các công dân nước này rời khỏi thành phố Benghazi của Libya ngay lập tức, do có mối đe dọa cụ thể và sắp xảy ra với những người phương Tây ở thành phố này. Cùng thời điểm, Anh đóng cửa lãnh sự quán tại Benghazi, cảnh báo “mối đe dọa tiềm tàng” đối với Đại sứ quán ở Tripoli đồng thời gia tăng khuyến cáo công dân Anh không đến Bengadi, Tripoli và nhiều khu vực khác ở Libya.
[Anh-Algeria nhất trí hợp tác đối phó với khủng bố]
Chính phủ Libya đã bác bỏ thông tin trên, cho rằng “mối đe dọa đã bị thổi phồng và không có thông tin tình báo cụ thể” để đánh giá mối đe dọa tại thành phố Bengadi, địa điểm khởi phát làn sóng nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Trước khi đến Libya, Thủ tướng Cameron đã có chuyến thăm Algeria ngày 30/1 nhằm tìm kiếm mối quan hệ đối tác an ninh mới giữa hai quốc gia, qua đó thúc đẩy nỗ lực chống các phần tử khủng bố cực đoan. Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biên giới và an ninh hàng không.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh tới Algeria kể từ khi nước này giành được độc lập năm 1962 và diễn ra chỉ 2 tuần sau vụ khủng hoảng con tin ở quốc gia Bắc Phi này khiến ít nhất 37 con tin nước ngoài thiệt mạng, trong đó có 6 con tin người Anh./.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Anh, vốn đóng một vai trò chủ chốt trong cuộc nổi dậy tại Libya năm 2011, gần đây liên tiếp đưa ra cảnh báo về mối đe dọa nhằm vào các công dân và phái bộ Anh ở Libya.
Trong buổi họp báo chung với người đồng cấp Libya Ali Zeidan, Thủ tướng Cameron khẳng định London ủng hộ Tripoli và mong muốn hợp tác nhằm xây dựng một nền dân chủ thịnh vượng, an toàn và an ninh ở quốc gia Bắc Phi này.
Theo tuyên bố của Văn phòng thủ tướng Anh, trong chuyến thăm Libya, Thủ tướng Cameron đã nhất trí triển khai các cố vấn quân đội, cảnh sát và an ninh biên giới đến Libya hỗ trợ đào tạo lực lượng an ninh nước này.
Ngoài ra, London cam kết giúp Chính phủ Libya củng cố nền dân chủ, cung cấp cố vấn pháp lý và đào tạo các giám sát viên bầu cử người Libya.
Hôm 24/1, nhà chức trách Anh khuyến cáo các công dân nước này rời khỏi thành phố Benghazi của Libya ngay lập tức, do có mối đe dọa cụ thể và sắp xảy ra với những người phương Tây ở thành phố này. Cùng thời điểm, Anh đóng cửa lãnh sự quán tại Benghazi, cảnh báo “mối đe dọa tiềm tàng” đối với Đại sứ quán ở Tripoli đồng thời gia tăng khuyến cáo công dân Anh không đến Bengadi, Tripoli và nhiều khu vực khác ở Libya.
[Anh-Algeria nhất trí hợp tác đối phó với khủng bố]
Chính phủ Libya đã bác bỏ thông tin trên, cho rằng “mối đe dọa đã bị thổi phồng và không có thông tin tình báo cụ thể” để đánh giá mối đe dọa tại thành phố Bengadi, địa điểm khởi phát làn sóng nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Trước khi đến Libya, Thủ tướng Cameron đã có chuyến thăm Algeria ngày 30/1 nhằm tìm kiếm mối quan hệ đối tác an ninh mới giữa hai quốc gia, qua đó thúc đẩy nỗ lực chống các phần tử khủng bố cực đoan. Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biên giới và an ninh hàng không.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh tới Algeria kể từ khi nước này giành được độc lập năm 1962 và diễn ra chỉ 2 tuần sau vụ khủng hoảng con tin ở quốc gia Bắc Phi này khiến ít nhất 37 con tin nước ngoài thiệt mạng, trong đó có 6 con tin người Anh./.
(TTXVN)