Ngày 16/10, Thủ tướng Anh David Cameron đã đề nghị Hạ viện lập ủy ban điều tra liệu tờ báo Guardian (Người bảo vệ) của nước này có vi phạm luật hay làm tổn hại an ninh quốc gia khi đăng tải những tài liệu mật mà cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cung cấp hay không.
Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Cameron cho rằng thực tế những tài liệu mà Edward Snowden công bố đã gây tổn hại an ninh quốc gia và chính báo Guardian cũng đã gián tiếp thừa nhận hậu quả của việc làm này khi đồng ý hủy các tài liệu mật do Snowden cung cấp theo yêu cầu của các cơ quan chức năng. Bởi thế, ông Cameron khuyến nghị Hạ viện có thể thành lập một ủy ban điều tra vụ việc để có hành động tiếp theo.
Edward Snowden lần đầu tiên công bố chi tiết các hoạt động giám sát của Mỹ và Anh thông qua báo Guardian hồi đầu năm nay. Vụ việc sau đó không chỉ gây căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ khi Nga đồng ý cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Snowden để anh này tránh bị truy tố tại Mỹ, mà còn khiến Mỹ và Anh rơi vào tình thế bị nhiều nước chỉ trích mạnh mẽ.
Hồi mùa Hè, Anh thậm chí còn đối mặt với nguy cơ bị kiện sau khi Snowden hé lộ rằng Cơ quan thông tin tình báo Chính phủ Anh (GCHQ) tham gia vào chương trình nghe lén PRISM của Mỹ.
Cùng ngày 16/10, nhà báo Mỹ Glenn Greenwald, người đã cho đăng trên báo Guardian những tiết lộ “động trời” của Snowden về chương trình theo dõi thông tin của Mỹ và Anh, cho biết ông đã rời tờ báo Anh này để theo đuổi một cơ hội “trong mơ” khác./.
Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Cameron cho rằng thực tế những tài liệu mà Edward Snowden công bố đã gây tổn hại an ninh quốc gia và chính báo Guardian cũng đã gián tiếp thừa nhận hậu quả của việc làm này khi đồng ý hủy các tài liệu mật do Snowden cung cấp theo yêu cầu của các cơ quan chức năng. Bởi thế, ông Cameron khuyến nghị Hạ viện có thể thành lập một ủy ban điều tra vụ việc để có hành động tiếp theo.
Edward Snowden lần đầu tiên công bố chi tiết các hoạt động giám sát của Mỹ và Anh thông qua báo Guardian hồi đầu năm nay. Vụ việc sau đó không chỉ gây căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ khi Nga đồng ý cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Snowden để anh này tránh bị truy tố tại Mỹ, mà còn khiến Mỹ và Anh rơi vào tình thế bị nhiều nước chỉ trích mạnh mẽ.
Hồi mùa Hè, Anh thậm chí còn đối mặt với nguy cơ bị kiện sau khi Snowden hé lộ rằng Cơ quan thông tin tình báo Chính phủ Anh (GCHQ) tham gia vào chương trình nghe lén PRISM của Mỹ.
Cùng ngày 16/10, nhà báo Mỹ Glenn Greenwald, người đã cho đăng trên báo Guardian những tiết lộ “động trời” của Snowden về chương trình theo dõi thông tin của Mỹ và Anh, cho biết ông đã rời tờ báo Anh này để theo đuổi một cơ hội “trong mơ” khác./.
(TTXVN)