Ngày 22/12, Thủ tướng Ai Cập Kamal el-Ganzouri đã cảnh báo tình hình tài chính tồi tệ của đất nước do sự chậm trễ của viện trợ nước ngoài, đồng thời kêu gọi người dân Ai Cập đoàn kết để khôi phục nền kinh tế.
Ông Ganzouri cho biết Ai Cập mới chỉ nhận được 1 tỷ USD trong tổng số 10,5 tỷ USD mà các nước Arập đã cam kết viện trợ cho nước này.
Ngoài ra, nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) đã quyết định cấp cho Ai Cập và Tunisia 35 tỷ USD, nhưng đến nay Ai Cập vẫn chưa nhận được khoản viện trợ này.
Ước tính khoảng 9 tỷ USD đã được đưa khỏi Ai Cập trong những tháng qua. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn ngoảnh mặt với các dự án ở Ai Cập kể từ sau làn sóng biểu tình lật đổ chế độ của ông Hosni Mubarak hồi tháng 2 vừa qua.
Mới đây, ngày 21/12, hãng xếp hạng Moody's đã một lần nữa hạ bậc tín nhiệm của Ai Cập từ B1 xuống B2, đồng thời cảnh báo rằng chỉ số này có thể sẽ còn giảm nữa do sự bất ổn chính trị.
Hiện dự trữ ngoại tệ của Ai Cập giảm chỉ còn 20 tỷ USD, mất cân bằng trong cán cân thanh toán cũng như sức ép đến nền tài chính công.
Trong khi đó, tại thủ đô Cairo, đụng độ gây đổ máu giữa người biểu tình chống chính quyền quân sự và lực lượng an ninh vẫn tiếp diễn trong những ngày qua.
Bạo lực liên tiếp, bất ổn chính trị, đình công ở nhiều ngành, trong khi lĩnh vực du lịch bị giảm sút mạnh đã khiến cho Ai Cập bị thiệt hại tới 3 tỷ USD trong năm 2011, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới 10% lực lượng lao động nước này.
Theo ước tính, gần 40 triệu người Ai Cập (51% dân số) sống dưới mức nghèo khổ chỉ với dưới 2 USD/ngày.
Theo Bộ Y tế Ai Cập, đụng độ ở Cairo từ ngày 16/12 đến nay đã làm 17 người thiệt mạng. Số người bị thương lên đến hàng trăm và khó thống kê được cụ thể bởi nhiều người điều trị tại các cơ sở y tế của lực lượng vũ trang.
Những người biểu tình đang kêu gọi tổ chức một cuộc tuần hành lớn trong ngày 23/12 với khẩu hiệu "Ngày thứ Sáu lấy lại danh dự" nhằm đòi đưa ra xét xử các thành viên của lực lượng an ninh tham gia các vụ đụng độ đẫm máu vừa qua./.
Ông Ganzouri cho biết Ai Cập mới chỉ nhận được 1 tỷ USD trong tổng số 10,5 tỷ USD mà các nước Arập đã cam kết viện trợ cho nước này.
Ngoài ra, nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) đã quyết định cấp cho Ai Cập và Tunisia 35 tỷ USD, nhưng đến nay Ai Cập vẫn chưa nhận được khoản viện trợ này.
Ước tính khoảng 9 tỷ USD đã được đưa khỏi Ai Cập trong những tháng qua. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn ngoảnh mặt với các dự án ở Ai Cập kể từ sau làn sóng biểu tình lật đổ chế độ của ông Hosni Mubarak hồi tháng 2 vừa qua.
Mới đây, ngày 21/12, hãng xếp hạng Moody's đã một lần nữa hạ bậc tín nhiệm của Ai Cập từ B1 xuống B2, đồng thời cảnh báo rằng chỉ số này có thể sẽ còn giảm nữa do sự bất ổn chính trị.
Hiện dự trữ ngoại tệ của Ai Cập giảm chỉ còn 20 tỷ USD, mất cân bằng trong cán cân thanh toán cũng như sức ép đến nền tài chính công.
Trong khi đó, tại thủ đô Cairo, đụng độ gây đổ máu giữa người biểu tình chống chính quyền quân sự và lực lượng an ninh vẫn tiếp diễn trong những ngày qua.
Bạo lực liên tiếp, bất ổn chính trị, đình công ở nhiều ngành, trong khi lĩnh vực du lịch bị giảm sút mạnh đã khiến cho Ai Cập bị thiệt hại tới 3 tỷ USD trong năm 2011, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới 10% lực lượng lao động nước này.
Theo ước tính, gần 40 triệu người Ai Cập (51% dân số) sống dưới mức nghèo khổ chỉ với dưới 2 USD/ngày.
Theo Bộ Y tế Ai Cập, đụng độ ở Cairo từ ngày 16/12 đến nay đã làm 17 người thiệt mạng. Số người bị thương lên đến hàng trăm và khó thống kê được cụ thể bởi nhiều người điều trị tại các cơ sở y tế của lực lượng vũ trang.
Những người biểu tình đang kêu gọi tổ chức một cuộc tuần hành lớn trong ngày 23/12 với khẩu hiệu "Ngày thứ Sáu lấy lại danh dự" nhằm đòi đưa ra xét xử các thành viên của lực lượng an ninh tham gia các vụ đụng độ đẫm máu vừa qua./.
(TTXVN/Vietnam+)