Theo nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả vẫn còn tràn lan đã đặt ra không ít thách thức cho công tác quản lý lĩnh vực này.
"Đặc biệt là những thách thức về việc quản lý tập thể quyền sao chép, mà đáng chú ý là những thách thức về kỹ thuật số," bà Luyến nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội thảo về “Bảo vệ quyền sao chép đối với tác phẩm phi hư cấu tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/6/2010, do Công ty truyền thông Alatca và Trung tâm quyền tác giả Việt Nam phối hợp tổ chức, đông đảo các đại biểu cũng đồng tình với quan điểm này và cho rằng, công nghệ hiện đại kỹ thuật số tạo điều kiện cho việc sử dụng trái phép chiếm tỷ lệ lớn.
Những hành động trục lợi bất hợp pháp sẽ còn gia tăng nhanh chóng cùng với việc sử dụng máy sao chụp kỹ thuật số, máy in tốc độ cao, e-mail…
Vì vậy, bà Luyến cho rằng, Việt Nam sẽ còn phải mất vài năm để phát triển hệ thống chức năng bảo vệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin quản lý quyền sao chép.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm quyền tác giả có tác phẩm phi hư cấu trong các nhà trường cũng diễn ra phổ biến.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Mậu Bành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cự giáo chức Việt Nam cho hay, các tình trạng vi phạm phổ biến như: In lậu các đầu sách ở bậc phổ thông, sao chép tại các cửa hàng photocopy, thay đổi bìa sách, thay tên tác giả trong khi không thay đổi nội dung sách, đạo tác phẩm, bị google sử dụng không xin phép tác quyền…
Đặc biệt, trước tình trạng này, nhiều giáo viên vẫn “vô tư” sao chép, biên soạn thành giáo trình, bài giảng mà không quan tâm đến tác giả gốc. Trong khi đó, nhiều tác giả gốc trong nhà trường lại không quan tâm đến việc bị sao chép tác phẩm của mình vì cho rằng, miễn sao người học có tài liệu để dùng.
Giáo sư lên tiếng, Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài để đảm bảo quyền tác giả đồng thời truyền tải, phổ biến được kiến thức trong nhà trường.
Mang đến hội thảo về kinh nghiệm của đất nước mình, ông Trond Andreassen, Tổng Thư ký Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Na Uy đã chia sẻ về quy trình làm việc của hiệp hội này.
Trong đó, ông nhấn mạnh, hiệp hội làm hợp đồng thu phí với người sử dụng như thư viện, trường học…, đây là những nơi có thể copy tác phẩm để phổ biến rộng rãi. Số tiền thu được dành lại cho tác giả, dịch giả phi hư cấu của hội: tổ chức khóa học và cung cấp hỗ trợ về pháp lý cho hội viên.
Đặc biệt, hàng năm, các hội viên có thể nộp đơn xin tài trợ. Hội hỗ trợ 4.000 USD cho hội viên có nhu cầu đi lại để nghiên cứu, tìm hiểu đề tài và họ buộc phải có tác phẩm mới. Ngoài ra, hiệp hội cũng tài trợ cho các dự án viết sách, dao động từ 30.000-40.000 USD. Với dự án viết sách, hội viên có thể tiếp tục xin tài trợ nếu họ hoàn thành tác phẩm mới có chất lượng.
Điều này đã giúp cho Na Uy liên tục có sách mới và chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của xã hội Na Uy. Trong năm nay, Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Na Uy hỗ trợ 9 triệu USD cho sáng tác tác phẩm phi hư cấu đã tạo ra 4.500 đầu sách mới cho đất nước này./.
"Đặc biệt là những thách thức về việc quản lý tập thể quyền sao chép, mà đáng chú ý là những thách thức về kỹ thuật số," bà Luyến nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội thảo về “Bảo vệ quyền sao chép đối với tác phẩm phi hư cấu tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/6/2010, do Công ty truyền thông Alatca và Trung tâm quyền tác giả Việt Nam phối hợp tổ chức, đông đảo các đại biểu cũng đồng tình với quan điểm này và cho rằng, công nghệ hiện đại kỹ thuật số tạo điều kiện cho việc sử dụng trái phép chiếm tỷ lệ lớn.
Những hành động trục lợi bất hợp pháp sẽ còn gia tăng nhanh chóng cùng với việc sử dụng máy sao chụp kỹ thuật số, máy in tốc độ cao, e-mail…
Vì vậy, bà Luyến cho rằng, Việt Nam sẽ còn phải mất vài năm để phát triển hệ thống chức năng bảo vệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin quản lý quyền sao chép.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm quyền tác giả có tác phẩm phi hư cấu trong các nhà trường cũng diễn ra phổ biến.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Mậu Bành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cự giáo chức Việt Nam cho hay, các tình trạng vi phạm phổ biến như: In lậu các đầu sách ở bậc phổ thông, sao chép tại các cửa hàng photocopy, thay đổi bìa sách, thay tên tác giả trong khi không thay đổi nội dung sách, đạo tác phẩm, bị google sử dụng không xin phép tác quyền…
Đặc biệt, trước tình trạng này, nhiều giáo viên vẫn “vô tư” sao chép, biên soạn thành giáo trình, bài giảng mà không quan tâm đến tác giả gốc. Trong khi đó, nhiều tác giả gốc trong nhà trường lại không quan tâm đến việc bị sao chép tác phẩm của mình vì cho rằng, miễn sao người học có tài liệu để dùng.
Giáo sư lên tiếng, Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài để đảm bảo quyền tác giả đồng thời truyền tải, phổ biến được kiến thức trong nhà trường.
Mang đến hội thảo về kinh nghiệm của đất nước mình, ông Trond Andreassen, Tổng Thư ký Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Na Uy đã chia sẻ về quy trình làm việc của hiệp hội này.
Trong đó, ông nhấn mạnh, hiệp hội làm hợp đồng thu phí với người sử dụng như thư viện, trường học…, đây là những nơi có thể copy tác phẩm để phổ biến rộng rãi. Số tiền thu được dành lại cho tác giả, dịch giả phi hư cấu của hội: tổ chức khóa học và cung cấp hỗ trợ về pháp lý cho hội viên.
Đặc biệt, hàng năm, các hội viên có thể nộp đơn xin tài trợ. Hội hỗ trợ 4.000 USD cho hội viên có nhu cầu đi lại để nghiên cứu, tìm hiểu đề tài và họ buộc phải có tác phẩm mới. Ngoài ra, hiệp hội cũng tài trợ cho các dự án viết sách, dao động từ 30.000-40.000 USD. Với dự án viết sách, hội viên có thể tiếp tục xin tài trợ nếu họ hoàn thành tác phẩm mới có chất lượng.
Điều này đã giúp cho Na Uy liên tục có sách mới và chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của xã hội Na Uy. Trong năm nay, Hiệp hội tác giả và dịch giả phi hư cấu Na Uy hỗ trợ 9 triệu USD cho sáng tác tác phẩm phi hư cấu đã tạo ra 4.500 đầu sách mới cho đất nước này./.
Thúy Mơ (Vietnam+)