Ngày 28/12/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 25/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa nhằm tạo khuôn khổ pháp lý về việc thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng phát hành đối với chủ thẻ, đặc biệt là một số loại giao dịch thẻ được thực hiện tại máy rút tiền tự động (ATM).
Theo Thông tư, phí rút tiền mặt tại ATM cho giao dịch nội mạng có mức thấp nhất là 0 đồng và mức thu tối đa sẽ tăng dần theo từng năm, từ 1.000 đồng/lần giao dịch vào năm 2013 đến 3.000 đồng/lần giao dịch vào năm 2015; giao dịch ngoại mạng tối đa là 3.000 đồng/giao dịch và phí chuyển khoản tại ATM là từ 0 đến 15.000 đồng/giao dịch.
Thông tư quy định, tối thiểu 15 ngày trước khi áp dụng biểu phí dịch vụ thẻ (ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung), tổ chức phát hành thẻ phải gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng Nhà nước để báo cáo và giám sát.
Các ngân hàng phải niêm yết công khai biểu phí dịch vụ thẻ theo đúng quy định của pháp luật và phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng biết về dịch vụ thẻ, đảm bảo khách hàng có đủ thông tin cần thiết để xem xét, lựa chọn và quyết định việc sử dụng dịch vụ thẻ.
Ngoài ra, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành và không được thu phí của chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
Ngoài ra, khung này cũng quy định một số mức phí giao dịch khác như: chuyển khoản bằng thẻ tại ATM từ 0 đồng đến 15.000 đồng/giao dịch; phí phát hành thẻ từ 0 đồng đến 100.000 đồng/thẻ; phí thường niên từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm…
Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động.
Thông tư quy định, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán “không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 2 triệu đồng” nhằm tránh việc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đặt hạn mức cho một lần rút tiền quá thấp, gây trở ngại cho khách hàng như phải thao tác nhiều lần hoặc bị tính phí rút tiền nhiều lần và không ảnh hưởng đến việc khách hàng rút tiền từng lần ở mức thấp hơn 2 triệu đồng.
Cả 2 Thông tư trên đều có hiệu lực từ ngày 01/3/2013./.
Theo Thông tư, phí rút tiền mặt tại ATM cho giao dịch nội mạng có mức thấp nhất là 0 đồng và mức thu tối đa sẽ tăng dần theo từng năm, từ 1.000 đồng/lần giao dịch vào năm 2013 đến 3.000 đồng/lần giao dịch vào năm 2015; giao dịch ngoại mạng tối đa là 3.000 đồng/giao dịch và phí chuyển khoản tại ATM là từ 0 đến 15.000 đồng/giao dịch.
Thông tư quy định, tối thiểu 15 ngày trước khi áp dụng biểu phí dịch vụ thẻ (ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung), tổ chức phát hành thẻ phải gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng Nhà nước để báo cáo và giám sát.
Các ngân hàng phải niêm yết công khai biểu phí dịch vụ thẻ theo đúng quy định của pháp luật và phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng biết về dịch vụ thẻ, đảm bảo khách hàng có đủ thông tin cần thiết để xem xét, lựa chọn và quyết định việc sử dụng dịch vụ thẻ.
Ngoài ra, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành và không được thu phí của chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
Ngoài ra, khung này cũng quy định một số mức phí giao dịch khác như: chuyển khoản bằng thẻ tại ATM từ 0 đồng đến 15.000 đồng/giao dịch; phí phát hành thẻ từ 0 đồng đến 100.000 đồng/thẻ; phí thường niên từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm…
Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động.
Thông tư quy định, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán “không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 2 triệu đồng” nhằm tránh việc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đặt hạn mức cho một lần rút tiền quá thấp, gây trở ngại cho khách hàng như phải thao tác nhiều lần hoặc bị tính phí rút tiền nhiều lần và không ảnh hưởng đến việc khách hàng rút tiền từng lần ở mức thấp hơn 2 triệu đồng.
Cả 2 Thông tư trên đều có hiệu lực từ ngày 01/3/2013./.
Minh Thúy (Vietnam+)