Tình trạng nắng nóng dữ dội tại Nga có thể là do hiện tượng biến đổi nhiệt độ của các dòng hải lưu ở Đại Tây Dương.
Nhóm các nhà khí tượng học của Anh, do tiến sĩ Andryu Wotson đứng đầu, thuộc Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) ngày 10/8 đã đưa ra nhận định này.
Tiến sĩ Wotson cho biết dòng hải lưu "El Nino," bắt nguồn từ phía Bắc, chảy vào Đại Tây Dương và lan tới vùng bờ biển các quốc gia châu Âu, khiến thời tiết ấm lên rõ rệt, bao giờ cũng đi kèm sau đó là dòng hải lưu có tên gọi "La Nina," làm cho nguồn nước ở khu vực giữa Đại Tây Dương trở nên mát mẻ, kéo theo tình trạng lụt lội.
Theo ông, thực tế cho thấy khi xảy ra hiện tượng "El Nino," thì năm tiếp theo sẽ trở thành một năm nắng nóng kỷ lục, và năm 2010 chính là năm tiếp theo đó.
Một chuyên gia có uy tín thuộc Tổ chức khí tượng thủy văn thế giới giám sát hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, ông Omar Baddur cũng có chung nhận định về nguyên nhân của thảm họa khí hậu hiện nay tại nửa bán cầu tây có liên quan tới dòng hải lưu chảy vào Đại Tây Dương.
Nhà khoa học này nhấn mạnh hiện tượng "El Nino" từng kéo theo tình trạng thời tiết khô hạn, nắng nóng ở Ấn Độ và vùng Sahelya ở châu Phi, trong khi hiện tượng "La Nina" kéo theo hiện tượng thời tiết trái ngược (với El Nino), gây nên tình trạng lũ lụt ở Pakistan.
Các chuyên gia khí tượng thủy văn hiện chưa thể chứng minh rằng tình trạng nắng nóng gay gắt khác thường ở Nga hiện nay có liên quan tới hiện tượng khí hậu toàn cầu ấm lên hay không và để rút ra kết luận chính thức họ cần có thêm thời gian theo dõi và phân tích diễn biến các hiện tượng thời tiết.
Tuy nhiên, những trận thiên tai diễn ra liên miên tại Trung Quốc, Pakistan, hay tại một loạt quốc gia Đông Âu khác, trong đó có Nga, ít nhiều vẫn được coi là những minh chứng cho kết luận của IPCC rút ra trước đó rằng sự biến đổi khí hậu toàn cầu chính là "thủ phạm giấu mặt"./.
Nhóm các nhà khí tượng học của Anh, do tiến sĩ Andryu Wotson đứng đầu, thuộc Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) ngày 10/8 đã đưa ra nhận định này.
Tiến sĩ Wotson cho biết dòng hải lưu "El Nino," bắt nguồn từ phía Bắc, chảy vào Đại Tây Dương và lan tới vùng bờ biển các quốc gia châu Âu, khiến thời tiết ấm lên rõ rệt, bao giờ cũng đi kèm sau đó là dòng hải lưu có tên gọi "La Nina," làm cho nguồn nước ở khu vực giữa Đại Tây Dương trở nên mát mẻ, kéo theo tình trạng lụt lội.
Theo ông, thực tế cho thấy khi xảy ra hiện tượng "El Nino," thì năm tiếp theo sẽ trở thành một năm nắng nóng kỷ lục, và năm 2010 chính là năm tiếp theo đó.
Một chuyên gia có uy tín thuộc Tổ chức khí tượng thủy văn thế giới giám sát hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, ông Omar Baddur cũng có chung nhận định về nguyên nhân của thảm họa khí hậu hiện nay tại nửa bán cầu tây có liên quan tới dòng hải lưu chảy vào Đại Tây Dương.
Nhà khoa học này nhấn mạnh hiện tượng "El Nino" từng kéo theo tình trạng thời tiết khô hạn, nắng nóng ở Ấn Độ và vùng Sahelya ở châu Phi, trong khi hiện tượng "La Nina" kéo theo hiện tượng thời tiết trái ngược (với El Nino), gây nên tình trạng lũ lụt ở Pakistan.
Các chuyên gia khí tượng thủy văn hiện chưa thể chứng minh rằng tình trạng nắng nóng gay gắt khác thường ở Nga hiện nay có liên quan tới hiện tượng khí hậu toàn cầu ấm lên hay không và để rút ra kết luận chính thức họ cần có thêm thời gian theo dõi và phân tích diễn biến các hiện tượng thời tiết.
Tuy nhiên, những trận thiên tai diễn ra liên miên tại Trung Quốc, Pakistan, hay tại một loạt quốc gia Đông Âu khác, trong đó có Nga, ít nhiều vẫn được coi là những minh chứng cho kết luận của IPCC rút ra trước đó rằng sự biến đổi khí hậu toàn cầu chính là "thủ phạm giấu mặt"./.
(TTXVN/Vietnam+)