Theo báo cáo Credit Suisse Wealth năm 2013, mức thu nhập trung bình đối với người trưởng thành Thụy Sĩ lên tới 513.000 USD mỗi năm, cao hơn so với Australia, Na Uy và Luxembourg.
Mức thu nhập trung bình toàn cầu cũng được thiết lập ở mức cao mới là 51.600 USD/năm đối với người trưởng thành, lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50.000 USD kể từ năm 2007.
Tuy nhiên, mức trung bình toàn cầu này có sự thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và khu vực.
Các quốc gia giàu nhất, với số tiền kiếm được của mỗi một người lớn là trên 100.000 USD, thuộc về các nước ở Bắc Mỹ, Tây Âu và một số quốc gia giàu có ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Đứng đầu trên thế giới là Thụy Sĩ, quốc gia đầu tiên có mức thu nhập trung bình vượt 500.000 USD vào năm 2011. Mốc này đã giảm xuống trong năm 2012 nhưng lại tăng lên mức cao mới là 513.000 USD trong năm nay.
Trong khi đó, mức thu nhập trung bình đối với người trưởng thành ở các quốc gia như Australia là 403.000 USD, Na Uy (380.000 USD) và Luxembourg (315.000 USD), lần lượt giữ các vị trí thứ hai, thứ ba và thứ tư trên thế giới.
Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Singapore, Bỉ và Đan Mạch đứng ở vị trí tiếp sau, với thu nhập trung bình cho mỗi người lớn trong khoảng 250.000 đến 300.000 USD.
Nhật Bản từng được xếp ở vị trí thứ tư trong năm trước đó, nhưng hiện đã bị tụt hạng và không còn nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu nữa.
Báo cáo Credit Suisse Wealth cho thấy sự giàu có trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000, ghi mức cao kỷ lục mới là 241.000 tỷ USD.
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và mức độ gia tăng dân số ở các nước mới nổi là động lực chính của xu hướng này. Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng vẫn còn cao. Tỷ lệ 1% những người giàu nhất kiểm soát tới 46% của cải toàn cầu. Tại Nga, 35% hộ gia đình giàu có thuộc sở hữu chỉ có 110 người.
Mới đây, hơn 100.000 người dân Thụy Sĩ đã ký vào một kiến nghị yêu cầu chính quyền phải đảm bảo mức thu nhập tối thiểu hàng tháng gần 2.500 franc (2.800 USD) cho mọi người trưởng thành ở nước này.
Chỉ cần 120.000 chữ ký đã đủ để người dân Thụy Sĩ buộc chính quyền phải tổ chức trưng cầu dân ý. Việc yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý có thể diễn ra khá dễ dàng, mỗi năm Thụy Sĩ thường bỏ phiếu vài lần liên quan tới một số vấn đề chung của đất nước./.
Mức thu nhập trung bình toàn cầu cũng được thiết lập ở mức cao mới là 51.600 USD/năm đối với người trưởng thành, lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50.000 USD kể từ năm 2007.
Tuy nhiên, mức trung bình toàn cầu này có sự thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và khu vực.
Các quốc gia giàu nhất, với số tiền kiếm được của mỗi một người lớn là trên 100.000 USD, thuộc về các nước ở Bắc Mỹ, Tây Âu và một số quốc gia giàu có ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Đứng đầu trên thế giới là Thụy Sĩ, quốc gia đầu tiên có mức thu nhập trung bình vượt 500.000 USD vào năm 2011. Mốc này đã giảm xuống trong năm 2012 nhưng lại tăng lên mức cao mới là 513.000 USD trong năm nay.
Trong khi đó, mức thu nhập trung bình đối với người trưởng thành ở các quốc gia như Australia là 403.000 USD, Na Uy (380.000 USD) và Luxembourg (315.000 USD), lần lượt giữ các vị trí thứ hai, thứ ba và thứ tư trên thế giới.
Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Singapore, Bỉ và Đan Mạch đứng ở vị trí tiếp sau, với thu nhập trung bình cho mỗi người lớn trong khoảng 250.000 đến 300.000 USD.
Nhật Bản từng được xếp ở vị trí thứ tư trong năm trước đó, nhưng hiện đã bị tụt hạng và không còn nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu nữa.
Báo cáo Credit Suisse Wealth cho thấy sự giàu có trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000, ghi mức cao kỷ lục mới là 241.000 tỷ USD.
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và mức độ gia tăng dân số ở các nước mới nổi là động lực chính của xu hướng này. Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng vẫn còn cao. Tỷ lệ 1% những người giàu nhất kiểm soát tới 46% của cải toàn cầu. Tại Nga, 35% hộ gia đình giàu có thuộc sở hữu chỉ có 110 người.
Mới đây, hơn 100.000 người dân Thụy Sĩ đã ký vào một kiến nghị yêu cầu chính quyền phải đảm bảo mức thu nhập tối thiểu hàng tháng gần 2.500 franc (2.800 USD) cho mọi người trưởng thành ở nước này.
Chỉ cần 120.000 chữ ký đã đủ để người dân Thụy Sĩ buộc chính quyền phải tổ chức trưng cầu dân ý. Việc yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý có thể diễn ra khá dễ dàng, mỗi năm Thụy Sĩ thường bỏ phiếu vài lần liên quan tới một số vấn đề chung của đất nước./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)